CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Tìm hiểu hình tượng thần CIVA trong nghệ thuật điêu khắc đá CHAMPA

| | 0 nhận xét
Ấn Độ giáo du nhập vào Champa từ lâu đời, qua bia ký tìm thấy tại vùng đất Panturankar (Quảng Nam-Đà Nẳng) là bia Bvadravacmani tại thánh địa Mỹ Sơn (thế kỷ thứ tư) có xác định sự ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo Ấn Độ vào vùng đất này. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hóa cũng chính là quá trình bản địa hóa (Champa hóa) các yếu tố văn hóa ngoại lai để hình thành nên một nền văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm dấu ấn bản địa.

Đặc biệt Ấn Độ giáo khi vào Champa đã bị biến thành một loại tôn riêng theo quan niệm của người Chăm, các vị thần cũng được gọi bằng những tên Chăm như thần Civa (thần Hủy Diệt) thì được gọi là thần Pônintri, thần Vishnu (thần Bảo Tồn) thì gọi là thần Pôpachơn, còn thần Brahma (thần Sáng Tạo) thì được gọi là thần Pôdêpadrơn. Trong đó Civa được người Chăm đề cao và được coi là vị thần linh tối cao, vai trò của vị thần này được phản ánh đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa. Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và phải theo những nguyên tắc chung là thể hiện những vị thần, những đề tài Ấn Độ giáo, nhưng nền điêu khắc Champa có những sắc thái riêng biệt. Không như Ấn Độ, Cam Pu Chia và Inđônêxia, người Chăm phần lớn tập trung thể hiện hìng tượng Civa trong điêu khắc và đền tháp, họ tôn sùng Civa giáo và xem Civa là vị thần chủ của vương quốc.

Phan Anh Tú - Nguyễn Hoàng Mai
>> Tập san KHXH và NV năm 2004

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel