CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Đào tạo nghề xuất khẩu lao động ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Tác động của các chính sách và những vấn đề đặt ra (Nguyễn Văn Nhuận)

| | 0 nhận xét
Sau 30 năm hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là gần 20 năm vận hành theo cơ chế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đang được coi là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại. Trong những năm qua, với Đề án “Hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo giai đoạn 2009 - 2015" (Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ) và đặc biệt là Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP về chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đã tạo đà để thị trường xuất khẩu lao động phát triển mạnh.

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14,27% dân số Việt Nam, sống rải rác ở 41 tỉnh, thành phố, song tập trung nhiều ở 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số ít ở vùng Trung Bộ, chủ yếu ở 02 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An là những địa phương có hoạt động đào tạo nghề xuất khẩu lao động được triển khai mạnh mẽ. Thực trạng phát triển đào tạo nghề xuất khẩu lao động trong những năm qua của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho thấy: Số đồng bào dân tộc thiểu số được học nghề năm 2006 là 48.125 người (chiếm 3,5%), năm 2007 là 60.414 người (chiếm 4,3%), năm 2008 khoảng 60 ngàn người và năm 2010 là 70 ngàn người. Con số này cho thấy, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được học nghề còn rất thấp so với tỷ lệ chung và so với tỷ lệ dân số cả nước. Mặt khác, đa số đồng bào dân tộc tham gia học nghề ngắn hạn; số học nghề dài hạn hoặc Trung cấp nghề để có bằng cấp chuyên nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động rất ít.

Nguyễn Văn Nhuận
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính UBDT

>> Tạp chí Dân tộc số 147 (tháng 3 - 2013)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel