Đổi
mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận ở địa bàn Tây Nguyên - những vấn đề
đặt ra từ thực tiễn.
Công
tác dân vận của quân đội là một bộ phận trong công tác vận động quần chúng của
Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, phòng chống âm mưu, hành
động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Theo đó,
tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân.
Tây
Nguyên đã từng được coi là “Mái nhà của Đông Dương”, với độ cao trung bình từ
500 đến 1000 mét liên kết với cao nguyên Hạ Lào và vùng Đông bắc Campuchia, có
hệ thống giao thông nối liền các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam và hai
nước Lào, Campuchia. Tây Nguyên có nhiều cửa khẩu, như: Bờ Y, Đức Cơ, Bu
Păng... rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán với các nước trong khu vực. Do
đó, Tây Nguyên không chỉ có tiềm năng về kinh tế mà còn có giá trị về quân sự,
quốc phòng. Với những đặc điểm về địa - kinh tế, địa - chính trị của mình, Tây
Nguyên được xem là vùng chiến lược quân sự trọng yếu trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lược trước đây; địa bàn quan trọng của thế trận quốc phòng toàn dân,
thế trận chiến tranh nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
nay.
Thời
gian qua, bọn FULRO lưu vong tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền về
“Nhà nước Đêga”, tăng cường chỉ đạo các phần tử bên trong phục hồi tổ chức,
phát triển lực lượng, xây dựng cốt cán ở buôn làng; phát triển “Tin lành Đềga”,
kích động đồng bào biểu tình, bạo loạn... Thế nhưng, với tinh thần cảnh giác
cao độ, Binh đoàn Tây Nguyên đã cùng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể các cấp trên địa bàn Tây Nguyên làm tốt công tác dân vận, góp phần xây
dựng và tăng cường được thế trận lòng dân, phân hoá cô lập được các phần tử
chống đối (phần tử cốt cán), các hoạt động ngầm lôi kéo người theo FULRO; làm
cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn giữ
vững thế ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển, quốc phòng và an ninh được củng
cố tăng cường, quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng được mở rộng, tạo môi
trường thuận lợi để Tây Nguyên thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
Tuy
nhiên, đến nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa hề từ bỏ âm
mưu, thủ đoạn chống phá Tây Nguyên với các thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn,
như: tìm mọi cách vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, hiệu lực
quản lý của chính quyền các cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt
chia rẽ tình đoàn kết giữa người dân tộc thiểu số tại chỗ với người kinh; thực
hiện tham vọng: tách Tây Nguyên ra khỏi đất nước Việt Nam và thành lập cái gọi
là “Nhà nước Đề Ga độc lập”. Theo đó, chúng triệt để lợi dụng vấn đề tộc người
để kích động tư tưởng ly khai, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chia rẽ khối đoàn kết
toàn dân, phá hoại sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời chúng cũng triệt
để lợi dụng vấn đề tôn giáo để tuyên truyền trái phép đạo “Tin Lành Đề Ga”,
kích động, lừa bịp một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép
sang Campuchia, vu cáo nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền, thực hiện “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
Mới
đây, theo sự chỉ đạo của các thế lực thù địch và bọn phản động từ ngoài nước,
các phần tử phản động trong nước thuộc “Tin lành Đề Ga” đã kích động một bộ
phận đồng bào dân tộc Tây Nguyên tụ tập, gây rối tại 30 buôn làng thuộc 3 tỉnh
Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên dưới các hình thức: đòi yêu sách “Tự do hoạt động Tin
lành Đề Ga”, “trả lại đất đai”, “thả người tù bị bắt về địa phương”...
Các
vụ gây rối trên đã được chính quyền các cấp giải quyết kịp thời bằng việc tuyên
truyền vận động nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc và xảo
quyệt của các thế lực thù địch, không bị chúng lừa dối, kích động, nhờ đó tình
hình trên toàn địa bàn Tây Nguyên vẫn giữ được thế ổn định. Tuy nhiên, vẫn tiềm
ẩn các yếu tố bất thường có thể xảy ra, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Vì vậy nâng cao chất lượng công tác dân vận ở địa bàn Tây nguyên trở thành
vấn đề cấp thiết đối với các lực lượng vũ trang nói chung và Binh đoàn Tây
Nguyên nói riêng.
Binh
đoàn Tây Nguyên với công tác dân vận
Là
đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn Tây Nguyên, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh quân đoàn
luôn nhận thức sâu sắc và chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
toàn Binh đoàn làm tốt công tác dân vận, xem đó là một trong các tiêu chí để
đánh giá các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, các đơn vị vững mạnh toàn diện.
Thực
tiễn chứng minh rằng, việc làm tốt công tác dân vận không chỉ góp phần xây dựng
địa bàn trong sạch vững mạnh, an ninh nông thôn được giữ vững và tăng cường.
Theo đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Binh đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu; vừa là điều kiện để rèn luyện phẩm chất và năng lực
công tác vận động quần chúng cho cán bộ, chiến sỹ; góp phần tổ chức và thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào đân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cho
đến nay Binh đoàn tiếp tục duy trì và củng cố 136 đơn vị cấp cơ sở kết nghĩa
với địa phương trên địa bàn đóng quân; nhiều lượt từ cấp đại đội đến cấp trung,
lữ đoàn hành quân dã ngoại làm công tác dân vận ở các địa bàn vùng sâu, vùng
xa; nhiều lượt tổ, đội tham gia xây dựng cơ sở, tham gia tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng linh
hoạt các hình thức, nội dung tiến hành công tác dân vận đạt hiệu quả; tích cực
tham gia phối hợp cùng địa phương giúp dân xoá đói, giảm nghèo; thực hiện tốt
chính sách dân tộc, tôn giáo, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động lợi dụng
truyền đạo trái phép, vượt biên trái phép v.v... góp phần ổn định chính trị,
phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Chỉ
tính riêng trong năm 2007, Binh đoàn đã tham gia trên 18.000 ngày công lao
động; tu sửa 85,3 km đường giao thông nông thôn; làm mới 1.500 mét vuông đường
bê tông; nạo vét, khơi thông 20,5 km kênh, mương thuỷ lợi; đào đắp 226 mét khối
đất đập ngăn lũ; sửa chữa chống dột cho 24 nhà dân, 17 phòng học, 6 trường mẫu
giáo, 13 nhà rông văn hoá; thực hiện tốt chương trình “Quân dân y kết hợp” giúp
một số địa phương xây dựng trạm y tế xã, củng cố tuyến y tế cơ sở, tổ chức khám
bệnh cấp thuốc cho hàng vạn lượt người, cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo; vận
động cán bộ, chiến sĩ tình nguyện ủng hộ “Quỹ người nghèo”, “Qũy đền ơn đáp
nghĩa”; tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng cho 4.800 sinh viên;
tham gia nhiều đợt chữa cháy rừng, cứu được 140 ha rừng thuộc các tỉnh Gia Lai,
Kon Tum, Bình Định... Một số đơn vị thuộc Binh đoàn, như: Đoàn Đắk Tô, Đoàn
Đồng Bằng đã chú trọng kết nghĩa với các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
cách mạng thuộc huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) nhờ
đó một số xã trước đây thuộc diện nghèo, đói đã vươn lên và thực hiện được việc
xoá đói, giảm nghèo, nhiều xã đã trở thành điểm sáng về nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, môi trường văn hoá.
Các
hoạt động công tác dân vận luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm của Binh
đoàn. Vì vậy, Binh đoàn luôn chủ động phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa
phương xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình công tác dân vận phù hợp với
từng thời điểm, từng địa bàn; tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở vững mạnh, góp phần làm chuyển biến tình hình theo hướng tích cực, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cấp
uỷ, chính quyền địa phương.
Nâng
cao chất lượng công tác dân vận góp phần ổn định chính trị, xây dựng Tây Nguyên
giàu đẹp
Nâng
cao chất lượng công tác dân vận của Binh đoàn Tây Nguyên cần phải bắt đầu từ
nhận thức của các tổ chức đảng, chỉ huy các đơn vị, cơ quan tham mưu các cấp.
Theo đó, mọi cán bộ, chiến sĩ đều nhận thức sâu sắc vị trí, yêu cầu công tác
dân vận, phát huy tính chủ động, sáng tạo, có kế hoạch cụ thể, phân công triển
khai thực hiện chu đáo, ở mọi lúc mọi nơi.
Nâng
cao chất lượng công tác dân vận cũng là quá trình cụ thể hóa các quan điểm, chủ
trương công tác quần chúng của Đảng, gắn với việc thực hiện các phong trào, các
cuộc vận động cách mạng chung của cả nước, cũng như thực hiện nhiệm vụ chính
trị của quân đội; là quá trình chăm lo xây dựng các tổ chức quần chúng vững
mạnh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Do vậy, vấn đề căn bản là
phải nâng cao năng lực và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trực
tiếp thực hiện công tác dân vận, theo Chỉ thị 123 của Bộ Quốc phòng “Về việc
củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đội công tác tăng cường cho các
cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên”. Hơn lúc nào hết, công tác dân vận phải được
tiến hành đồng bộ trên mọi mặt công tác, nhất là phối hợp với các tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm tốt công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng; mở rộng dân chủ, phát huy khả năng và uy tín của những thành
phần cốt cán, của già làng ở địa phương; tập trung phát hiện và khắc phục triệt
để những bức xúc, những vấn đề nhạy cảm từ cơ sở, từ buôn, làng. Thực hiện
phương châm “Quân dân cùng làm, địa phương và đơn vị cùng lo”; “cùng ăn, cùng
ở, cùng làm, cùng học và nói tiếng dân tộc”; “gần dân, trọng dân, hiểu dân và
có trách nhiệm với dân”.
Công
tác dân vận có quan hệ hữu cơ với việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Do vậy, nâng cao chất lượng công tác
dân vận cần hướng trọng tâm vào xây dựng hệ thống chính trị các cấp, chú trọng
cấp cơ sở; tích cực phối hợp với các lực lượng bạn giúp dân ổn định đời sống,
phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; sẵn sàng cùng địa phương khắc phục hậu quả, phòng chống thiên
tai, dịch bệnh, tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt với nhân dân.
Cần
nhận thức rằng, công tác dân vận không chỉ “hô hào” vận động chung chung, do đó
muốn nâng cao chất lượng công tác dân vận cần phải sử dụng đồng bộ các giải
pháp tạo nên sức mạnh tổng hợp. Các nội dung và hình thức, biện pháp của công
tác dân vận phải hướng mạnh vào vận động giáo dục, thuyết phục, cảm hoá nhân
dân; giáo dục, thuyết phục phải đi vào lòng người; đồng thời phải tăng cường
công tác quản lý của nhà nước, dựa vào nhân dân để phát hiện, ngăn ngừa các
hành động quá khích của các phần tử cốt cán phản động, làm tan rã các hành vi
chống phá của chúng từ trong trứng nước.
Tuỳ
tình hình cụ thể, từng nơi, từng địa phương, từng đối tượng, công tác dân vận
cũng rất linh hoạt và có nội dung, phương pháp công tác phù hợp với phong tục,
tập quán của từng vùng. Việc xây dựng cơ sở chính trị quần chúng phải rộng
khắp, chú trọng những vùng trọng điểm, vùng xung yếu; hiểu rõ tâm lý, phong
tục, tập quán, tình cảm, thói quen, truyền thống của quần chúng theo hướng
“nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”.
Ra đời, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành gắn liền
với mảnh đất Tây Nguyên, được Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân
dân các dân tộc Tây Nguyên hết lòng chăm sóc, chở che, tận tình giúp đỡ, vì vậy
hơn lúc nào hết cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn ý thức sâu sắc vinh dự và trọng
trách lớn lao của mình về nâng cao chất lượng công tác dân vận; ra sức góp phần
cùng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân địa phương xây dựng Tây
Nguyên giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng, an ninh
trong thời kỳ mới.
Thiếu tướng NGUYỄN VĨNH PHÚ
Tư lệnh Binh đoàn Tây Nguyên
>> Tạp chí Mặt trận số 55 (5-2008)
No comments:
Post a Comment