VĂN HOÁ
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TRIẾT HỌC
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có của tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, tạo thành một quy luật cơ bản của thế giới. Quy luật này cho ta biết nguồn gốc(bên trong) và động lực của sự vận động và phát triển của mọi sự vật. Do vậy, cần nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn để tạo đà cho sự vật phát triển. Đó chính là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Cũng dựa trên nguyên lý này có thể nhận ra trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang tồn tại nhiều mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giải quyết một cách đúng đắn để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
DOANH NHÂN - TRÍ THỨC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hóa doanh nghiệp (Culture of Enterprise) là văn hóa liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội- được thể hiện qua một hệ thống các giá trị lý luận- thực tiễn, bao gồm các yếu tố như đường lối, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp gắn với các giá trị văn hóa quốc tế và quốc gia.
DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, NGUỒN SỬ LIỆU TRỰC TIẾP GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
Di tích lịch sử-văn hóa là tài sản vô giá của đất nước. Ở đó còn ẩn chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không có và không thể có được. Việc khai thác và sử dụng triệt để nguồn thông tin từ loại hình sử liệu này là việc làm của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không riêng gì chỉ là công việc nghiên cứu của ngành Bảo tàng. Trong bài viết, chúng tôi muốn đề cập tới những thông tin quan trọng được rút ra từ nguồn sử liệu quan trọng này.
ĐỒ GỐM – NGUỒN SỬ LIỆU TIN CẬY TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC VĂN HÓA TIỀN ĐÔNG SƠN
Khu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa cho đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp... Có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính trị vốn có của nó. Tuy nhiên, sự biến đổi của khu phố cổ qua các thời không phải là nhỏ. Sự biến đổi này phải chăng do khu phố nằm ở nơi đô thành – trung tâm chính trị của quốc gia, nơi là mục đích tranh giành của các anh hùng thời đại và những kẻ xâm lược.
KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI THỜI PHÁP THUỘC
Khu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa cho đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp... Có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính trị vốn có của nó. Tuy nhiên, sự biến đổi của khu phố cổ qua các thời không phải là nhỏ. Sự biến đổi này phải chăng do khu phố nằm ở nơi đô thành – trung tâm chính trị của quốc gia, nơi là mục đích tranh giành của các anh hùng thời đại và những kẻ xâm lược.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIẾN TRÚC VÀ NHÀ Ở CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ X – XVIII
Nghiên cứu về kiến trúc, nhà ở của các tộc người thiểu số khu vực miền núi phía bắc, giai đoạn X – XVIII gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất do tài ghi chép, nghiên cứu về các tộc người giai đoạn này rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Thứ hai, việc xác định thành phần dân tộc khu vực này, ở giai đoạn đang đề cập cũng chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Tuy vậy, bằng các ghi chép của tiền bối, trong các loại chí mang tính địa phương, hoặc vùng, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn về văn hóa các tộc người, xu hướng biến đổi của văn hóa tộc người trong khu vực miền núi phía bắc, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các nhận xét về đặc điểm kiến trúc dân gian cũng như nhà ở, văn hóa ở của các tộc người nói trên. Hy vọng đây là những ý kiến có tính gợi mở và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo, cả về kiến trúc, nhà ở cũng như các thành tố văn hóa khác của các tôc người thiểu số khu vực miền núi phía bắc nói riêng, ở Việt nam nói chung./.
ĐÓNG GÓP CỦA PHAN HUY CHÚ ĐỐI VỚI ĐỊA CHÍ DÂN TỘC
Phan Huy Chú sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông là nhà văn hóa lớn, nhà bách khoa thư, nhà địa chí nổi tiếng. Đóng góp của ông trong lĩnh vực địa chí dân tộc thể hiện rõ trong hai công trình tiêu biểu là Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt địa dư chí. Ông phát triển và hoàn thiện nội dung và phương pháp biên soạn sách địa chí mang tính quốc chí ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX. Phan Huy Chú là một tấm gương sáng về tinh thần say mê học tập,bền bỉ nghiên cứu khoa học, đáng để cho các nhà nghiên cứu ngày nay noi theo.
VĂN HÓA LÀNG DUYÊN LINH (Xã Đông Ninh- Huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên)
Làng Duyên Linh thuộc xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, được thành lập trên 400 năm. Trải qua các triều Hậu Lê, Tây Sơn Nguyễn, làng đã xây dựng được hệ thống thiết chế văn hóa gồm miếu, đình, chùa tạo nên giá trị văn hóa trong hệ thống văn hóa làng ở châu thổ sông Hồng. Bài viết khảo cứu về các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội làng Duyên Linh..
GIẢI MÃ VĂN HÓA ĐỊA DANH RỒNG BAY
Thăng Long – địa linh nhân kiệt, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, niềm vinh dự tự hào của mọi người dân đất Việt. Về tên gọi này, những bộ cổ sử của đất nước có những ghi chép khá thống nhất. Tuy nhiên, những bộ sử của đất nước đều được ghi chép sau sự kiện dời đô năm 1010 rất nhiều. Nội dung được ghi chép trong các bộ cổ sử và địa hình địa vật đã và đang tồn tại trong thực tế trên đất Thăng Long có đôi nét khác biệt. Bài viết này nhằm chứng minh và giải ảo những vấn đề khác biệt đó…
TỤC NGỮ VỀ ỐM ĐAU, CHỮA BỆNH
Điểm lại những câu tục ngữ nói về bệnh tật, ốm đau trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, chúng ta thấy rằng từ bao đời nay, do điều kiện sống còn khó khăn vất vả, môi trường khí hậu nóng ẩm nên nhân dân ta đã có ý thức phòng và chống lại các loại bệnh tật. Bằng kinh nghiệm của mình, người xưa đã tìm ra nhiều loại cây cỏ sẵn có, chế ra nhiều bài thuốc hữu hiệu để khắc chế những căn bệnh thông thường. Ngày nay, với những tiến bộ của y học, nhiều bệnh tật của con người đã được chữa lành, đem lại cuộc sống khoẻ mạnh cho người dân. Song, các loại bệnh thường gặp, những bài thuốc hay, những cách chữa trị, đã được đúc kết trong kho tàng tục ngữ Việt Nam vẫn mãi mãi là những kinh nghiệm quí báu của văn hoá dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
TẾT NHẢY CỦA NGƯỜI DAO Ở BA VÌ – NÉT ĐẸP TRONG VĂN HOÁ HÀ NỘI
Xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội với phần lớn cư dân là người Dao Quần chẹt có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với bên ngoài. Sống trong một môi trường nhiều thách thức đối với văn hoá truyền thống nhưng cho đến nay nhiều nét văn hoá đặc trưng của người Dao nơi đây vẫn được bảo tồn, trong đó có Tết nhảy. Trong những ngày đất trời vào xuân, khi cánh hoa đào bung nở đón mừng năm mới thì người Dao Ba Vì lại chuẩn bị bước vào Tết nhảy. Từ bao đời nay, Tết nhảy đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao nói chung và của cộng đồng người Dao ở Ba Vì nói riêng trong mỗi dịp tết đến, xuân về.Tết nhảy cùng với những nét văn hoá truyền thống khác của người Dao Ba Vì đang góp phần làm nên nền văn hoá của thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
LỄ HỘI TÉ NƯỚC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Để chào đón năm mới mỗi quốc gia Đông Nam Á có những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong những ngày trung tuần tháng 4 dương lịch, người dân theo Phật giáo Tiểu thừa tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa lại tương bừng tổ chức lễ hội té nước đón Tết cổ truyền theo Phật lịch. Xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước và đặc điểm tôn giáo, hiện nay tại Đông Nam Á có bốn nước là Laos, Myanmar, Thailand và Cambodia tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới. Bài viết giới thiệu nguồn gốc ra đời và một số nghi lễ truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của lễ hội té nước đón năm mới được tổ chức tại các đất nước này.
VĂN HÓA ĐÔ THỊ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG THỜI HỘI NHẬP
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Thủ đô đang có những thay đổi theo hướng hiện đại. Văn hóa đô thị Hà Nội đã có từ trước thế kỷ X, nhưng phải từ khi trở thành quốc đô (1010) mới thực sự phát triển. Việc xây dựng văn hoá đô thị sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn hoá xã hội đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được bền vững, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập như hiện nay.
QUAN HỆ GIỮA TRÒ DIỄN VỚI LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Một trong những dấu ấn tạo nên sự độc đáo và đặc sắc của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là lễ hội dân gian – môi trường diễn xướng, bảo lưu và phát triển nhiều yếu tố văn hóa truyền thống trong đó có trò diễn. Trong lễ hội, trò diễn gắn liền với các nhân vật được phụng thờ, tạo nên đặc sắc riêng, làm cho lễ hội làng này được phân biệt với lễ hội làng khác. Trò diễn tạo cho con người một sự “bứt phá” ra khỏi những ràng buộc thường ngày để cảm nhận một niềm hân hoan, phóng túng. Vì vậy, trò diễn đóng vai trò cực kì quan trọng trong lễ hội. Bài viết đi sâu phân tích mối quan hệ của trò diễn với lễ hội vừa như một thành tố của lễ hội lại vừa như độc lập với lễ hội.
NHỮNG NÉT RIÊNG CỦA MỘT SỐ LỄ HỘI LÀNG NGHỀ Ở NAM ĐỊNH
Trong quá trình nghiên cứu ba lễ hội làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định: (lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá, lễ hội làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, lễ hội làng nghề cơ khí Vân Chàng), chúng tôi thấy có một nghi lễ quan trọng, đó là lễ hiến xảo” còn gọi là lễ “dâng đồ khéo”. Thông qua nghi lễ này có thể nhận thấy sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống, sự tiến bộ về kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện qua chất lượng và sự đa dạng của loại hình sản phẩm. Ngoài ra trong các lễ hội này còn có các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người thợ thủ công có trình độ kỹ thuật cao, họ sẽ là những người truyền bá tri thức nghề nghiệp cho các thế hệ sau và thúc đẩy làng nghề tồn tại, phát triển không ngừng. Đó chính là những nét riêng của lễ hội làng nghề cần được bảo tồn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán... đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Bài viết khái quát một số đặc điểm lịch sử về đạo Tin lành ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay.
HỒI GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM – NHỮNG YẾU TỐ BẢN ĐỊA
Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.
VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TCN và có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Khoảng thời gian hơn 1000 năm tính từ đó cho đến khi đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc để trở thành một quốc gia độc lập – thời Lý - đã đủ để Phật giáo tạo ra một vị trí quan trọng và vững chắc trong đời sống của người Việt. Điều đó được thể hiện trong đời sống chính trị, đời sống xã hội và đời sống văn hóa của nhân dân ở mọi vùng miền trong cả nước, nhưng có lẽ, không đâu rõ nét bằng ở trung tâm chính trị- văn hóa- xã hội của nước Đại Việt – kinh đô Thăng Long. Qua những dấu ấn còn lại đến ngày nay, có thể khẳng định: Phật giáo có một ví trí đặc biệt quan trọng đối với vùng đất “đế vương” này, và đã góp phần kiến tạo nên diện mạo văn hóa của vùng đất này suốt 1000 năm qua.
GIA ĐÌNH – TỪ CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học văn hóa. Tiếp cận văn hóa đối với gia đình là cách tiếp cận có tính phổ quát nhất, dựa trên nền tảng lý luận về bản chất văn hóa của gia đình. Bài viết bước đầu hệ thống hóa các nghiên cứu về gia đình dưới góc độ văn hóa đang được trao đổi, thảo luận trong sách báo lý luận ở nước ta.
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VĂN MINH VÀ VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Trong thời đại ngày nay, xu hướng phát triển theo con đường văn minh hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành luồng sóng dữ dội, nhất là ở các nước thứ ba chậm phát triển. Con đường văn minh hoá - công nghiệp hoá và hiện đại hoá là con đường đúng đắn, cần phải thực hiện, nhằm phát triển đời sống xã hội. Song, vấn đề đặt ra là phát triển như thế nào để vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Thực chất, quá trình văn minh hoá không chỉ giản đơn là quá trình phát triển kinh tế và công nghệ hoá đơn thuần, mà còn phải phát xuất từ một thể chế chính trị - xã hội nhất định, từ các giá trị định hướng và các "khuôn mẫu văn hoá" cổ truyền - “Cổ mẫu” (Archetypes) đang chìm sâu trong nền văn hoá truyền thống, cùng với những yếu tố tâm lý và tính cách dân tộc. Đó cũnng chính là mối quan hệ biện chứng giữa văn minh và văn hóa trong thời kỳ hội nhập.
NGHỆ THUẬT
THƠ XUÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Thơ Xuân có một vị trí "đặc biệt” trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự: “Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Thêm nữa, bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Người còn làm thơ để mừng tuổi đồng bào. Gần 30 năm trời (1942 – 1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để dựng xây quê hương, đất nước... Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm, noi theo.
NHÂN VẬT HUYỀN QUANG TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
Dưới góc độ văn học, bài viết tìm hiểu về nhân vật Huyền Quang với tư cách là đối tượng được phản ánh (nhân vật/hình tượng văn học) trong một số sáng tác tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Qua các tác phẩm này người viết phát hiện ra một điều thú vị: tuy cùng một đối tượng nhưng ở mỗi truyện nhân vật Huyền Quang được miêu tả, phản ánh ở những phương diện khác nhau, thậm chí đối lập nhau dẫn đến sự khác biệt không chỉ ở hình tượng nhân vật mà còn ở tư tưởng, chủ đề cũng như những đặc điểm nghệ thuật khác. Ở truyện thứ nhất (Tổ gia thực lục) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đạo đức tôn giáo với cảm hứng ngợi ca, sùng bái đạo Phật. Ở truyện thứ 2 (Sư chùa núi Yên Tử) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đời thường (ham muốn trần tục) với cảm hứng đề cao niềm vui trần thế. Sự khác biệt này vừa tạo nên một chân dung đầy đủ về thiền sư ở nhiều góc nhìn, tiếp cận phong phú vừa phản ánh phần nào qui luật vận động theo xu hướng ngày càng gắn bó với hiện thực đời sống của văn học nói chung, văn xuôi tự sự nói riêng thời trung đại.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
Nghệ thuật sắp đặt- một trào lưu nghệ thuật với những manh nha xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở các nước phương Tây như một thách đố trước những quan niệm nghệ thuật truyền thống mang tính kinh viện. Nghệ thuật sắp đặt gắn liền với một thuật ngữ gây tranh cãi trong giới nghiên cứu - nghệ thuật Hậu hiện đại. Bản thân nó cũng là một trào lưu nghệ thuật đầy tranh cãi. Trong phạm vi bài viết, xin được giới thiệu về nghệ thuật Sắp đặt và vài nét khái quát về trào lưu nghệ thuật này ở Việt Nam.
NĂNG LỰC TƯỞNG TƯỢNG VỚI NHÀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ SĨ
Tưởng tượng không chỉ là một đặc tính của hoạt động thần kinh, là bản năng, mà còn là một trong những đặc điểm tối ưu của nhân loại, đánh dấu bước tiến hoá của con người so với con vật, nói lên trình độ phát triển của con người. Người nghệ sĩ và nhà khoa học, do đặc trưng công việc sáng tạo của mình, cần đến năng lực tưởng tượng, như là điểm xuất phát - yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Bài viết tìm hiểu vai trò, biểu hiện của tưởng tượng đối với nhà khoa học và người nghệ sĩ, khẳng định năng lực tưởng tượng không chỉ cần cho họ mà còn cần cho con người nói chung, vì sự tiến bộ của xã hội.
BÀN VỀ TÍNH ĐẶC THÙ TRONG PHẢN ÁNH NGHỆ THUẬT
Là một hiện tượng văn hoá tinh thần, nghệ thuật được xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, xã hội học, tâm lý học, mỹ học v.v... Dưới góc độ triết học, người ta coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng dưới góc độ mỹ học, nghệ thuật lại được coi là giá trị thẩm mỹ đặc biệt, là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Chính vì vậy, nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt mà các hình thái ý thức xã hội khác không có. Bài viết này muốn nói về tính đặc thù của nghệ thuật – cơ sở khách quan làm cho nghệ thuật trở thành một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.
ĐÀO TẠO - NGHIỆP VỤ
CHUẨN HÓA TRONG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Bài viết phân tích thực trạng công tác xử lý tài liệu; nêu tình hình áp dụng các chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong xử lý tài liệu tại các thư viện đại học ở Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra các ý kiến nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng chuẩn hóa trong xử lý tài liệu tại các thư viện đại học và nhằm mở rộng trao đổi thông tin trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế của đất nước.
MÔ HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trước năm 1989, công tác đào tạo về du lịch trong các trường đại học ở Việt Nam chưa được chính thức công nhận. Khi đó, Trường Đại học Thương Mại có thành lập Khoa Ăn uống công cộng, song cũng mới chỉ đào tạo chuyên về kỹ thuật nấu ăn, chưa gắn với ngành du lịch.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO NGƯỜI HỌC
Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho người học.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment