VĂN HOÁ
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG Ở CHÂU ÂU (THẾ KỶ XIV - XVI) Ở CHÂU ÂU
Chủ nghĩa nhân văn (CNNV) là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng (thế kỷ XIV - XVI) ở châu Âu. Đây là phong trào chống những mặt tiêu cực của Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại. Trong phần 1, bài viết trình bày những vấn đề cơ bản của CNNV như: khái niệm, lịch sử ra đời, tư tưởng cơ bản, mối liên hệ với các khái niệm lân cận và bốn đặc trưng làm nên bản chất của CNNV Phục hưng. Ở phần 2, bài viết phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng thông qua sự hình thành, phát triển văn minh công nghiệp và tâm thế con người châu Âu thời Phục hưng. Chúng tôi trích dẫn những tác gia, công trình điển hình của châu Âu thời cổ - trung – cận đại với vai trò là những đại diện làm nổi bật tính ưu việt của CNNV.
TÌM HIỂU PHẠM TRÙ SỐNG – CHẾT
Bàn về vấn đề liên quan đến sự sống – cái chết, sự tồn tại thế giới hữu hình – vô hình, mối liên hệ giữa người sống và người chết… là những vấn đề cơ bản được đề cập trong nhiều tôn giáo tín ngưỡng. Trong nhiều ngành khoa học như triết học và thần học, những vấn đề này được đặt ra từ xưa đến nay và có rất nhiều quan niệm, kiến giải khác nhau.
SỐNG VĂN HÓA Ở LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ QUA GÓC NHÌN NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG
Lịch sử văn hóa của mỗi vùng đất đều được phản ánh trong toàn bộ những “di sản văn hóa vật thể”(Tangible) và “di sản văn hóa phi vật thể”(Intangible). Do vậy, sự hiện diện của một làng tranh dân gian và nghề hàng mã suốt gần 500 năm, từ đầu thế kỷ thứ 16 đến nay, cùng với những di sản văn hóa truyền thống như đình, đền, chùa, miếu,.v.v... và những hoạt động lễ hội cổ truyền được tổ chức hàng năm đã nói lên được bề dày lịch sử văn hóa lâu đời của vùng quê hương làng nghề kinh Bắc. Vì thế việc tìm hiểu đời sống văn hoá một làng nghề như làng tranh Đông Hồ sẽ giúp chúng ta khám phá được những giá trị văn hóa chưa được khai thác, thậm chí có nguy cơ mai một. Cần làm cho các di sản này sớm được hồi sinh góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa - dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CAO BẰNG
Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở Cao Bằng, có nhiều dân tộc sinh sống nên hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú; lễ hội lịch sử, lễ hội đền, lễ hội chùa. Những lễ hội đều gắn với tín ngưỡng linh thiêng, huyền bí, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ, những kiệt tác thiên nhiên như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc…, hệ thống lễ hội và những sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc dân tộc độc đáo, khiến Cao Bằng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Tuy nhiên, Cao Bằng với những tiềm năng, thế mạnh du lịch hiện đang còn như một con hổ ngủ ngày, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư thích đáng, quy hoạch và quảng bá rộng rãi.
TỤC UỐNG TRÀ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Trung Quốc là quê hương của sản phẩm trà, ngành trồng trà cũng như thói quen uống trà đã có một lịch sử lâu đời. Từ thời nhà Thương – Chu, trà chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh, nó chỉ chính thức được coi như một thức uống khi đến thời nhà Hán. Cho đến thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn, tục uống trà đã dần hình thành, và được du nhập vào cung đình, trong giới đại sĩ phu và văn nhân, trà được coi là thức uống tuyệt vời nhất để tiếp đãi khách. Đến thời nhà Đường, tục uống trà không những được lan rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, mà nó còn được người dân coi như một hoạt động nghệ thuật cần tăng cường sáng tạo, nghiên cứu và thưởng thức. Trong xã hội Trung Quốc, trà có mối quan hệ vô cùng mật thiết với các buổi hôn lễ cũng giống như tục mời và ăn trầu của người Việt vậy. Ngoài mối quan hệ với hôn lễ ra, trà còn thường được dùng trong những nghi thức cúng tế. Với cuộc sống thường ngày của người dân Trung Quốc, trà chủ yếu được sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe, giải trí, và tiếp đãi khách. Ở khía cạnh khác tục uống trà của người Trung Quốc đã được đẩy lên thành trà đạo, hay văn hoá trà đạo vô cùng phong phú và thú vị.
VĂN HOÁ HƯƠNG ƯỚC - TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
Cho đến nay hương ước đã trở thành thể chế quản lý phổ biến ở khu vực nông thôn nước ta. Tuy nhiên sự tồn tại của nó có những bước thăng trầm. Bài viết này muốn đề cập đến sự ra đời và tồn tại của hương ước, vị trí vai trò của nó trong lịch sử, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Lịch sử ra đời và tồn tại của hương ước cho thấy rằng, hương ước luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống ở thôn làng, là công cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. Tính chất pháp luật của hương ước đã được thực tế chứng minh và được cuộc sống thừa nhận, như vậy hương ước cũng cần được kế thừa như di sản văn hoá, tức cần khai thác, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực.
LỬA: TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN BIỂU TƯỢNG NGÔN TỪ
Từ vấn đề lí thuyết về biểu tượng, bài viết bước đầu làm rõ mối quan hệ cấp bậc giữa biểu tượng văn hóa và biểu tượng ngôn từ. Làm rõ bản chất của mối quan hệ cấp bậc này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa một biểu tượng có vị trí quan trọng trong hệ biểu tượng của bất cứ nền văn hóa nào, bất cứ nền văn học nào trên thế giới – biểu tượng LỬA, trước hết là trong văn hóa Việt Nam, thơ ca Việt Nam.
SOỌNG CÔ - LÀN ĐIỆU DÂN CA CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Soọng Cô là làn điệu dân ca độc đáo của người Sán Dìu ở Việt Nam. Nó là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìu trong cuộc sống thường ngày được thể hiện qua lời hát, là môi trường gìn giữ văn hóa tộc người. Hiện nay, làn điệu Soọng cô của người Sán Dìu đang bị mai một nhanh chóng và bị lấn át bởi những hình thức giải trí hiện đại.
ĐỀN LỘNG KHÊ VỚI VIỆC PHỤNG THỜ THÁNH KHÔNG LỘ
Nằm trong cùng một dòng chảy văn hoá, nhiều làng ở vùng duyên hải Bắc Bộ cùng thờ thánh Không Lộ, trong đó có làng Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ở Lộng Khê, thánh Không Lộ được thờ tại đền - một di tích không nổi tiếng về kiến trúc, nhưng những di vật còn lại ở đây đã khẳng định vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống tinh thần của dân làng. Bên cạnh đó, nhưng nghi thức, trò diễn trong lễ hội của đền như rước đuốc, đốt cây đình liệu hay múa bát dật không chỉ liên quan tới cuộc đời của Không Lộ mà còn thể hiện tính cách và ước vọng của người nông dân Việt. Điểm đặc biệt là tên vị thánh ghi trong sắc phong trùng với tên vị Thánh được thờ tại đền. Đây là điều hiếm gặp so với các di tích khác cùng thờ Không Lộ ở Nam Định và Thái Bình. Để lý giải hiện tượng này, cần nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
NGHỆ THUẬT CHỌN ĐỊA HÌNH, SỬ DỤNG VÀ KIẾN TẠO ĐỊA HÌNH TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Năm 1954, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là đỉnh cao chói lọi của chiến công giữ nước giải phóng dân tộc, một lần nữa biểu hiện tài năng trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong những sự kế thừa và phát huy truyền thống của tổ tiên ta xưa thể hiện rõ nét trong chiến công này là việc chọn địa hình Điện Biên Phủ, sử dụng và kiến tạo địa hình nơi đây để tạo ra ưu thế vượt trội, tìm ra cách đánh phù hợp dẫn tới chiến thắng.
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VÀ ĐÁNH BẮT CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ X - XVIII
Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vây, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, Hmông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;… Hoặc đó là sự đặc biệt trong chế tác và dùng lưới đan bằng gai để săn thú của người Thổ ở miền tây Nghệ An so với các cư dân Tây Nguyên.
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - MỘT PHƯƠNG DIỆN CỦA VĂN HOÁ ỨNG DỤNG
Trước đây, người ta đã nghĩ đến việc chế tạo ra máy móc thông minh như con người. Đây là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo và nó chỉ thực sự trở thành một ngành khoa học có sức sống sau khi máy tính điện tử được phát minh. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, làm cho máy móc biết suy nghĩ và hỗ trợ hoặc giải quyết vấn đề thay cho con người. Bài viết sau đây đề cập đến một số vấn đề về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó trong đời sống văn hóa- xã hội.
NGHỀ LÀM GIẤY SẮC PHONG - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ ĐẶC SẮC CỦA HÀ NỘI
Dưới xã hội phong kiến Việt Nam trước kia, giấy sắc là một loại giấy đặc biệt để triều đình dùng viết sắc phong công, phong thần cho bách quan, bách thần. Phải khẳng định rằng giấy sắc là một sản phẩm kết tinh của thành tựu kỹ thuật cổ truyền, phương pháp thủ công tinh xảo và óc thẩm mỹ, sáng tạo của nghệ nhân và nghề làm giấy sắc là một nghề quý, có một không hai, cần được gìn giữ và tôn vinh .
NGHỆ THUẬT
VÀI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
Loài người coi mình là trung tâm của vũ trụ. Họ quan tâm đến bản thân, quan tâm đến bất kỳ cái gì ảnh hưởng đến mình. Trong suốt lịch sử mỹ thuật, các hoạ sĩ đã thể hiện chủ nghĩa độc tôn này thông qua tranh chân dung tự hoạ. Do đó không mấy ngạc nhiên khi hình thể con người luôn là đề tài cơ bản của nghệ thuật điêu khắc. Liệu có gì thú vị hơn bản thân con người- hay một hình thể giống một ai đó?
VỀ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC KIỂU ĐÔXTÔIEPXKI”
Fêđo Mikhailôvich Đôxtôiepxki (1821 – 1881) có một cuộc đời không chút phẳng lặng. Thậm chí có thể nói 60 năm cuộc đời ông là một chuỗi những thăng trầm, sóng gió và bi kịch nhưng không phải không có những giờ khắc chói sáng. Quan trọng hơn là chỉ bằng những giờ khắc chói sáng ngắn ngủi ấy nhưng đủ sức làm nên một diện mạo văn học Đôxtôiepxki không thể trộn lẫn với bất kì ai trên văn đàn thế giới.
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA NGUYẾN TUÂN VÀ BỒ TÙNG LINH
Từ việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong Liêu Trai chí dị, bài viết khẳng định: có ba loại nhân vật chính được Bồ Tùng Linh tập trung khai thác, đó là học trò, đạo sĩ - nhà sư và những cô gái đẹp. Trong ba loại nhân vật trên, hình ảnh anh học trò được coi là “điểm quy chiếu”, đóng vai trò kết nối toàn bộ tập truyện. Bài viết cũng đồng thời hướng người đọc đến với hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú trong Yêu ngôn của Nguyễn Tuân để nhằm khẳng định: tuy khác nhau về nghề nghiệp, về nguồn gốc xuất thân nhưng ở họ đều có một nét chung, đó là hoặc tài hoa hơn người, hoặc có tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật, với cái đẹp. Cuối cùng, bài viết chỉ ra những gặp gỡ giữa Nguyễn Tuân và Bồ Tùng Linh trên con đường sáng tạo nên thế giới nhân vật của mình. Trong quá trình phân tích, bài viết cũng đã bước đầu lý giải những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
BIỂN - BIỂU TƯỢNG CỦA VŨ TRỤ TRONG THƠ HUY CẬN
Hồn thơ Huy Cận là một hồn thơ mang linh hồn trời đất và mang nặng tình người, tình đời, tình yêu sự sống. Nhà thơ luôn tâm niệm “Cảm quan về vũ trụ và cảm quan về xã hội là hai cánh của thơ, không thể bay bằng một cánh”. Trên hành trình đi từ Lửa thiêng đến Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ, bên cạnh tấm lòng với cuộc đời thì tấm lòng với vũ trụ luôn là nỗi nhớ, nỗi ám ảnh thường trực trong hồn thơ Huy Cận. Thường trực những xúc cảm vũ trụ trong hồn mình, Huy Cận không thể không tìm đến với cái rộng xa, dạt dào của biển. Bản thân biển chưa phải là vũ trụ nhưng nó được thi nhân nhìn ngắm, cảm nhận bằng một cảm quan vũ trụ rộng lớn. Và vì vậy, những hình ảnh về biển vừa mang ý nghĩa tạo dựng không gian vô cùng vừa mang ý nghĩa vĩnh hằng của sự sống, thiên nhiên và vũ trụ. Chúng vừa là những tín hiệu của vũ trụ, vừa là biểu tượng nghệ thuật thể hiện tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
THƠ SINH RA ĐỂ NÓI VỀ NIỀM HY VỌNG CỦA CON NGƯỜI
Nhà thơ Mai Văn Phấn thuộc thế hệ trưởng thành trong những năm sau chiến tranh chống Mỹ. Tuy quê ở Ninh Bình, nhưng anh lập thân, lập gia, lập nghiệp ở thành phố Hải Phòng. Nhà thơ Mai Văn Phấn với những thành tựu thi ca sáng giá của mình đã góp phần làm cho trữ lượng của văn mạch Hải Phòng thêm dồi dào và nhiều hương sắc. Anh quan niệm Cái Đẹp là sự sống hiện lên trong dáng vẻ phồn sinh và hóa sinh bất tận và bất định. Chính vì thế nhà thơ đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật bao gồm ba hình tượng thi ca tiêu biểu: Đất đai, Ánh sáng và Người tình với tất cả những vẻ đẹp độc đáo của chúng. Nhờ vậy, thơ anh chính là tiếng nói ngợi ca Niềm hy vọng của Con Người.
ĐÀO TẠO - NGHIỆP VỤ
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC CÁC LIÊN HIỆP THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN
Bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ khái niệm liên hiệp thư viện, khẳng định sự cần thiết của việc hợp tác giữa các thư viện trong bối cảnh hiện nay, trình bày thực trạng hoạt động liên kết của các Liên hiệp thư viện đại học phía Bắc và phía Nam. Trên cơ sở đó tác giả phân tích cơ hội và thách thức đối với các thư viện đại học ở Việt Nam, đồng thời nêu các mục tiêu đạt được thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các thư viện đại học. Tác giả khẳng định tăng cường liên kết là xu thế tất yếu giúp các thư viện đại học vượt qua thách thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC BIÊN MỤC MÔ TẢ TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM
Bài viết giới thiệu khái quát thực trạng việc áp dụng các quy tắc biên mục trong công tác mô tả tại các thư viện ở Việt Nam. Từ việc điều tra về việc áp dụng quy tắc biên mục trong 4 nhóm thư viện: thư viện công cộng, thư viện đại học, thư viện trường học và các thư viện đa ngành, thư viện viện nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa trong công tác xử lý biên mục ở Việt Nam.
DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH GẮN VỚI ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
Xuất phát từ mục đích sử dụng ngôn ngữ, việc dạy học tiếng Anh chuyên ngành Văn hóa du lịch chủ yếu sử dụng phương pháp giao tiếp, người học phải tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm thoại về các vấn đề liên quan đến văn hóa du lịch như văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, làng nghề, lễ hội, di tích... Từ chương trình đến hệ thống giáo trình, bài giảng của môn học không chỉ giúp người học luyện nói tiếng Anh theo các chủ đề mang tính đặc thù riêng của ngành nghề mà còn luyện kỹ năng thuyết minh, thuyết trình đối tượng tham quan; kỹ năng trả lời các câu hỏi của du khách và thực hành hướng dẫn tham quan các tuyến, điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Đội ngũ giảng viên đã qua đào tạo cả về ngoại ngữ và chuyên ngành du lịch lại có điều kiện thường xuyên trao đổi chuyên môn với các giảng viên chuyên ngành nên nội dung giảng dạy luôn bám sát được mục tiêu đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề đào tạo. Nhiều sinh viên khoa Văn hóa du lịch sau khi tốt nghiệp đã tự tin đi hướng dẫn các đoàn khách quốc tế, cũng có một số tham gia giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các trường cao đẳng, trung học văn hóa nghệ thuật hoặc đại học.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Home
»
check báo
»
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa - ĐH Văn hóa Hà Nội
»
Văn hóa - Lịch sử
» Bài đang xem
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa - Đại học Văn hóa Hà Nội - số 5 (tháng 6-2011)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment