CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng đào tạo cán bộ công chức xã người dân tộc thiểu số ở Quảng Trị

| | 0 nhận xét
Quảng Trị có hai huyện miền núi là Hướng Hoá và Đakrông và ba huyện có miền núi là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Miền núi của tỉnh có diện tích 313.675 ha chiếm 68% diện tích của toàn tỉnh. Toàn vùng có 43 xã và 4 thị trấn với dân số 26.000 hộ 130.000 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi sinh sống ở 246 thôn bản, 41 xã có 16.000 hộ, ở 4 thị trấn có 10.000 hộ.
Miền núi tỉnh Quảng Trị được xác định là vùng chiến lược trên tất cả các mặt, bảo đảm sự ổn định về tăng trưởng kinh tế-xã hội, an ninh chính trị quốc phòng của tỉnh Quảng Trị nói riêng và của khu vực nói chung. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước kinh tế-xã hội vùng miền núi dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng lợi thế, diện tích lúa nước, cây công nghiệp tăng, đa dạng hoá vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp chuyển biến từ quảng canh sang thâm canh sản xuất hàng hoá tăng như một số cây: cao su, cà phê, sắn... Định canh định cư ổn định, giải quyết cơ bản nhu cầu của cộng đồng dân cư trong vùng. Tiềm năng thế mạnh của từng vùng được khai thác hiệu quả và vững chắc, tạo đà tạo thế cho sự phát triển trong thời gian tới.
Tình hình an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội giữ vững và đảm bảo lâu dài cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, diện mạo vùng miền núi dân tộc thiểu số đã khởi sắc, đời sống tinh thần và vật chất được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn đó là mặt bằng dân trí thấp, nhiều nơi còn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng lại rất cao... một số nơi bản sắc dân tộc bị mai một, hệ thống chính trị cơ sở nhìn chung chưa mạnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt còn yếu và thiếu. Để giải quyết tốt những hạn chế và bất cập, phải xem khâu cán bộ cơ sở từ thôn, bản, xã làm khâu đột phá vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Trị đến nay có 465 người, chiếm 17,7% trong số 2.627 cán bộ công chức cấp xã trong toàn tỉnh và chủ yếu tập trung ở các huyện Hướng Hoá, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh. Trong đó Hướng Hoá có 279 người, Đakrông 162 người, Vĩnh Linh 55 người, Gio Linh 29 người. Trong số 465 cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số có 302 người chuyên trách, 164 người là công chức chuyên môn. Về mặt số lượng và chất lượng thì: Đối với cán bộ chuyên trách nhóm tuổi từ 35-45 tuổi có 124 người chiếm 42%; từ 46-55 tuổi có 178 người chiếm 58%; tuổi dưới 35 chiếm 22,5%. Thực trạng về số lượng, chất lượng: Về độ tuổi: Đối với cán bộ chuyên trách: Nhóm tuổi từ 35-45 tuổi có 124 người chiếm 42% (riêng nhóm dưới 35 tuổi có chiếm 22,5%); từ 46-55 tuổi có 178 người chiếm 58%, trong đó nhóm trên 50 tuổi có 131/302 người, chiếm 43%, trên 60 tuổi có 13 người, chiếm 4,3%.
Đối với công chức chuyên môn: Nhóm tuổi từ 35-45 tuổi có 116 người chiếm 71% (riêng nhóm dưới 35 tuổi có 71 người chiếm 43,5%.); từ 46-55 tuổi chiếm 29%, nhóm trên 55 tuổi có 11 người, chiếm 6,7%). Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 39 người, tỷ lệ 8%; Trung học cơ sở: 337 người, chiếm 72%; Trung học phổ thông: 89 người, tỷ lệ 19%. Nhóm cán bộ chuyên trách: Trình độ văn hoá tiểu học có 32 người chiếm 10%, Trung học cơ sở có 220 người chiếm 73,5%, Trung học phổ thông 50 người, chiếm 16,5%. Nhóm công chức chuyên môn: Trình độ văn hoá tiểu học có 07 người chiếm 4,2%, Trung học cơ sở có 116 người chiếm 71%, Trung học phổ thông 40 người, chiếm 24,5%. Trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 104 người, chiếm 22,3%; Trung cấp: 95 người, chiếm 20,4%; Đại học: 06 người, chiếm l,3%; Chưa đào tạo: 260 người, chiếm 56,5%. Nhóm cán bộ chuyên trách: Trình độ sơ cấp chuyên môn có 45 người chiếm 14,9%, Trung cấp chuyên môn có 29 người chiếm 9,6%, Cao đẳng, Đại học có 05 người, chiếm 1,6%. Như vậy còn 223 người, chiếm 73,8% chưa được đào tạo, bồi dưỡng một ngành chuyên môn nào. Nhóm công chức chuyên môn: Trình độ sơ cấp chuyên môn có 48 người chiếm 29,4%, Trung cấp chuyên môn có 55 người chiếm 33,7%, Cao đẳng, Đại học có 01 người, chiếm 0,6%. Như vậy còn 59/139 người, chiếm 73,8% chưa được đào tạo bồi dưỡng một ngành chuyên môn nào. Lý luận chính trị: Sơ cấp: 69 người, chiếm 14,8%; Trung cấp: 187 người, chiếm 40,2%; Cử nhân, cao cấp: 09 người, chiếm l,9%; Chưa bồi dưỡng: 200 người, chiếm 43%.
Cán bộ chuyên trách: Trình độ sơ cấp lý luận chính trị có 51 người chiếm 16,8%, Trung cấp có 143 người chiếm 47,3%, cao cấp có 11 người, chiếm 6,7%. Như vậy còn 97 người, chiếm 32,7% chưa được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Công chức chuyên môn: Trình độ sơ cấp lý luận chính trị có 28 người chiếm 17%, Trung cấp có 54 người chiếm 33%. Như vậy còn 77 người, chiếm 47% chưa được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.; Trình độ quản lý Nhà nước: Bồi dưỡng: 200 người, chiếm 43%; sơ cấp: 38 người, chiếm 8,l%; Trung cấp: 02 người, chiếm 0,4%; Cử nhân, cao cấp: 02 người, chiếm 0,4%; Chưa bồi dưỡng: 223 người, chiếm 47% cán bộ chuyên trách: Được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước: 141 người chiếm 46,6%. Trình độ sơ cấp có 27 người chiếm 8,9%, Trung cấp có 06 người, chiếm 1,9%. Như vậy còn 128 người, chiếm 42,3% chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước. Công chức chuyên môn: Được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước: 53 người chiếm 32,5%. Trình độ sơ cấp có 19 người chiếm 11,6%, Trung cấp có 02 người, chiếm 1,2%. Như vậy còn 89 người, chiếm 54,6% chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước. Về tin học: Theo báo cáo của các huyện, chỉ có 27 cán bộ, công chức xã người dân tộc có trình độ tin học văn phòng, chỉ đạt tỉ lệ 5,6%. Thực trạng về bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc: Hiện nay, mặc dù số lượng cán bộ chuyên trách xã người dân tộc lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao, trình độ văn hoá thấp, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nhưng vẫn phải bố trí chức danh chủ chốt do không có cán bộ thay thế hoặc có cán bộ trẻ nhưng không đáp ứng được yêu cầu. Việc tăng cường cán bộ của huyện cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu sự nhất trí của cán bộ người dân tộc. Vì vậy, việc quản lý, điều hành nhìn chung chậm, hiệu quả không cao. Nhiều công chức chuyên môn chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn dẫn đến hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ.
Số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng hầu hết được bố trí đúng vị trí phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã người dân tộc thiểu số: Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc. Tỉnh đã ban hành Đề án 236/2003/ĐA-UB có chính sách quy định chế độ đối với cán bộ người dân tộc thiểu số khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Từ năm 2000 đến năm 2006 có 1.091 lượt cán bộ người dân tộc tham gia đào tạo, bồi dưỡng, trong số đó đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 209 người, Quản lý nhà nước: 168 người, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 714 người. Hàng năm, ngân sách còn nhiều khó khăn nên tỉnh chưa có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dành riêng cho cán bộ người dân tộc nói chung và cán bộ, công chức xã người dân tộc nói riêng tham gia rất ít. Năm 2007, toàn tỉnh chỉ đào tạo, bồi dưỡng được 1.891 lượt cán bộ công chức xã người dân tộc gồm các lớp: Lớp Trung cấp Công an do Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Trường Trung học An ninh nhân dân II, học tại Quảng Trị: 28 người; Lớp Trung cấp Quản lý kinh tế tại trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị: 12 người. Đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã: 10 người. Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 43 người. Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã: 17 người. Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước: 19 người (tại huyện Đakrông). Bồi dưỡng kỹ năng về tài chính, kế toán: 50 người. Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, Quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức xã người dân tộc còn được trang bị kiến thức về cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, kết quả trên cho thấy số lượng cán bộ công chức xã người dân tộc được đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ công chức xã người dân tộc, nhìn chung vẫn còn thiếu và yếu về năng lực quản lý, điều hành, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ như sau: Số liệu về độ tuổi chỉ rõ nhóm cán bộ chuyên trách lớn tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc điểm này cho thấy mặc dù có ưu điểm là đảm bảo sự ổn định của đội ngũ cán bộ chuyên trách (cán bộ lãnh đạo), nhưng việc trẻ hoá cán bộ chuyên trách của địa phương còn hạn chế. Nhóm công chức chuyên môn, công chức trẻ chiếm tỷ lệ cao (71%), đây là yếu tố rất thuận lợi trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lâu dài để có được đội ngũ công chức ổn định trong những năm tới. Về trình độ văn hoá, số cán bộ chuyên trách là cán bộ chủ chốt có trình độ văn hoá thấp. Theo tiêu chuẩn quy định cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (đặc biệt là cán bộ chuyên trách) phải có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
Đây là một trong các tiêu chuẩn quan trọng, là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng những lĩnh vực khác nhằm chuẩn hoá đội ngũ. Thực trạng văn hoá của cả hai nhóm cán bộ, công chức xã người dân tộc cho thấy cần đào tạo văn hoá gấp rút trong thời gian tới, nhất là với đối tượng trong độ tuổi lâu dài. Đối với cán bộ, công chức tuổi cao, không còn khả năng đào tạo, bồi dưỡng cần có chính sách phù hợp để cán bộ công chức được nghỉ theo chế độ; trước mắt bồi dưỡng những kiến thức cần thiết nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chờ chuyển giao cho đội ngũ kế cận.
Thực tế cho thấy một số lượng rất lớn cán bộ chuyên trách và công chức xã chưa được đào tạo chuyên môn. Đây là một lỗ hổng rất lớn trong định hướng kế hoạch đào tạo tại các huyện; với chất lượng này thì việc lãnh đạo chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ chuyên trách và thực thi công vụ của công chức chuyên môn sẽ còn hạn chế, yếu kém./.

Lê Minh Lý
>> Tạp chí Dân tộc, số 112 (4-2010)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel