CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006- 2010 tại tỉnh Hà Giang

| | 0 nhận xét
Vừa qua, Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội đã giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá 2006-2010 theo Quyết định 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Hà Giang. Qua giám sát cho thấy, tỉnh Hà Giang đã tích cực tổ chức thực hiện Chương trình theo từng dự án cụ thể, kết quả đã đạt được:
1. Dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến: Có 11 di tích được xếp hạng, trong đó 03 di tích được đầu tư tôn tạo bằng nguồn đầu tư phát triển của Chương trình là: Di tích Kỳ đài Thị xã Hà Giang; Di tích Chùa Bình Lâm xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên; Khu di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang.
2. Dự án sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể: Trong 4 năm tỉnh Hà Giang đã tổ chức thực hiện sưu tầm, phục dựng, bảo tồn giá trị 4 dự án văn hoá phi vật thể: Bảo tồn phát huy các làn điệu dân ca dân tộc Tày; Lễ cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn; Dân ca dân tộc Nùng U; Lễ hội Gàu tào của dân tộc Mông. Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành nghiệm thu và sản phẩm đã được lưu tại Ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
3. Dự án điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Lô Lô Chải xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn với số vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng để triển khai các hạng mục sau: Xây dựng thiết chế, tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng; Bảo tồn tôn tạo 3 ngôi nhà có kiến trúc cổ của dân tộc Lô Lô; Xây dựng kè bê tông bờ hồ tạo cảnh quan môi trường sinh thái; Bảo tồn văn hoá, nghệ thuật dân gian và nghề thủ công truyền thống gồm: Củng cổ, thành lập, huấn luyện đội văn nghệ dân gian; Phục dựng một số loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian; Bảo tồn lễ cúng Thần rừng; Bảo tồn lễ cúng lúa mới, ngô mới; Bảo tồn lễ nghi sinh nở; Bảo tồn lễ nghi đám cưới; Bảo tồn nghi lễ đám tang; Bảo tồn nghề truyền thống (nghề thêu, dệt trang phục); Phục chế 3 đội trống đồng cổ Lô Lô; Trình diễn nghệ thuật đúc trống đồng và diễn tấu sử dụng trống đồng.
Đồng thời tỉnh đã tổ chức Lễ hội Cầu Trăng của dân tộc Ngạn tại huyện Bắc Quang.
4. Dự án nâng cao năng lực phổ biến phim; đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong phổ biến phim: Hà Giang có 12 đội chiếu bóng lưu động trong đó Văn phòng Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh 01 đội; 11 đội tại các huyện, thị trong tỉnh. Có 02 bộ máy chiếu phim âm thanh lập thể được trang bị; 01 bộ máy chiếu 300inch; 3 bộ máy chiếu phim 35 mm và 7 bộ máy video 100 inch. Các đội chiếu bóng lưu động đã tổ chức vừa kết hợp công tác tuyên truyền vừa chiếu phim phục vụ đến thôn, bản các xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ Văn hoá, sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
5. Dự án tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa:
Trang cấp thiết bị cho: 08 đội thông tin lưu động cấp huyện, thị xã; Nhà văn hoá cấp tỉnh; Cấp thiết bị hỗ trợ biểu diễn nghệ thuật văn nghệ thường xuyên trong chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cấp tỉnh; cho 10 Nhà văn hoá cấp huyện, thị xã, 22 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn; 40 nhà văn hoá thôn bản (làng văn hoá) và 6 xe ô tô thông tin lưu động. Hầu hết các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ kể cả ô tô đều đảm bảo chất lượng, hoạt động phục vụ có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy và phát triển sự nghiệp của ngành. Tuy nhiên, còn có bất cập đó là với danh mục thiết bị và định mức vốn qui định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chưa tương xứng với tình hình giá cả thị trường dẫn đến chất lượng thiết bị phục vụ ở cơ sở công suất nhỏ, độ bền chưa cao. Hà Giang hiện có 597 người làm công tác văn hoá thể thao cơ sở từ tỉnh đến xã. Hầu hết số cán bộ làm công tác văn hoá thể thao cơ sở đã đựợc đào tạo trình độ từ Trung cấp trở lên, đều có tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn để tổ chức các hoạt động, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Dự án xây dựng huyện điểm văn hoá, xã điểm văn hoá triển khai hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hoá:
Số làng, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá: 1.465/2.041 làng, bản, khu phố. Trong đó 29 làng được hỗ trợ trang thiết bị âm thanh phục vụ từ chương trình mục tiêu văn hoá. Số gia đình đạt chuẩn văn hoá là 36.436/130.000 gia đình. Trong đó có 56 gia đình được Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Hà Giang khen thưởng nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện phong trào. Xây dựng huyện Bắc Quang là huyện điểm văn hoá với kết quả hoàn chỉnh việc rà soát, thống kê đánh giá hệ thống thiết chế Nhà văn hoá xã, thôn bản, khu dân cư. Tiến hành qui hoạch đất tại các xã, thị trấn phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá (Nhà văn hoá; thư viện, nhà truyền thống, sân vận động, công viên, khu vui chơi giải trí, các khu du lịch, rạp chiếu phim…). Củng cố phát triển 23 đội văn nghệ quần chúng cấp xã, gần 200 đội văn nghệ dân gian thôn bản; 8 phòng đọc tủ sách cấp xã, 100% thôn bản xây dựng qui ước nếp sống văn hoá. Tổ chức điều tra, sưu tầm, duy trì và phục dựng các loại hình văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống trong kho tàng văn hoá phi vật thể của các dân tộc trong huyện. Lập hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức thi công trùng tu, tôn tạo bảo tồn di tích cách mạng Khu Trọng Con đã được xếp hạng; Dự án du lịch Hồ Quang Minh.
7. Dự án trang cấp thiết bị và sản phẩm văn hoá thông tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyến biên giới là các sản phẩm văn hoá thông tin: sách, băng nhạc, băng video, tranh ảnh đã cấp cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã khu vực III, Trường dân tộc nội trú. Việc sử dụng các sản phẩm đã góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ và nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc.
8. Dự án củng cố, phát triển hệ thống thư viện công cộng:
Hà Giang hiện có 120 thư viện phòng đọc. Trong đó có 2 thư viện thuộc 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá. Còn lại 9 huyện, thị xã chưa được đầu tư xây dựng Thư viện mà chỉ được bố trí một phần: diện tích thuộc trụ sở Trung tâm Văn hoá Thể thao huyện, thị làm nơi tổ chức hoạt động của thư viện.
Có 42.800 bản sách do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp đã được Thư viện tỉnh tiếp nhận, phân loại và phân bổ cho thư viện các huyện, thị xã tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu đọc sách, nhu cầu thông tin qua sách của cán bộ và nhân dân các địa phương.
9. Xây dựng tụ điểm sinh hoạt văn hoá làng, bản vùng có hoàn cảnh đặc biệt: Hà Giang được đầu tư xây dựng 02 tụ điểm: Tụ điểm sinh hoạt văn hoá thôn Nàn Ma xã Nàn Ma huyện Xín Mần và Tụ điểm sinh hoạt văn hoá thôn Mỹ Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Ngay sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, tụ điểm sinh hoạt văn hoá thôn Nàn Ma đã phát huy tác dụng phục vụ, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt, họp dân và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao không chỉ giành riêng cho thôn mà tụ điểm được xác định là trung tâm tổ chức các hoạt động giao lưu với các thôn trong xã và các xã lân cận.
Hiệu quả hoạt động của tụ điểm trên đã gây dựng được phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, đồng thời để đồng bào các dân tộc phát huy tốt vốn văn hoá, văn nghệ dân gian, các môn thể thao dân tộc mang tính tích cực nhằm củng cố không ngừng tình đoàn kết giữa các dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo ngay từ cơ sở.
Đoàn giám sát đã đánh giá tổng quát những mặt được:
Hà Giang đã thực hiện khá tích cực việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ít người đã tạo điều kiện cho dân tộc thiểu số giữ gìn và phát triển vốn văn hoá truyền thống; đồng thời hỗ trợ thúc đẩy chiến lược phát triển văn hoá-du lịch của tỉnh vùng biên giới. Hỗ trợ đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo di tích nhằm thể hiện nguyên trạng di tích gốc phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục; tôn vinh lịch sử của dân tộc với nhân dân đồng thời phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan trong và ngoài nước. Tỉnh đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhằm không ngừng cải thiện đời sống vật chất, sinh hoạt tinh thần, góp phần thúc đẩy sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch của địa phương ngày càng phát triển, tích cực thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 125 của Thủ tướng Chính phủ đã được tỉnh Hà Giang triển khai nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở thể hiện ở các nội dung:
Tích cực thực hiện điều tra, rà soát tính đặc thù văn hoá dân tộc; điều tra di sản, hiện vật, đặc điểm mang tính lịch sử văn hóa của tỉnh, quốc gia và quốc tế.
Sưu tầm bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Hà Giang.
Đã chú ý chăm lo các điển hình về lễ hội; hướng dẫn xây dựng hương ước cơ sở; phát huy tốt vai trò tích cực của nhân dân trong thực hiện chương trình văn hóa nên đã đạt được những kết quả rất rõ nét.
Những nội dung trên đã góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả tổng hợp như sau:
Nâng cao được nhận thức cho cáctầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà nước về trách nhiệm của mình trong xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc; xây dựng được tính tự tôn tự hào về các dân tộc; đã gắn kết văn hóa với phát triển kinh tế. Trong sinh hoạt đời sống, đối nhân xử thế giữa người với người đã tốt hơn; tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; là nhịp cầu nối giữa các dân tộc nhận thức của đồng bào ngày càng nâng cao, quý trọng dân tộc mình, tự tôn và tự hào về dân tộc mình.
Tuy vậy còn một số tồn tại:
Nhận thức ở một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa đầy đủ; chưa quan tâm đến môi trường văn hoá, đặc biệt là việc đầu tư phát triển thiết chế văn hoá cơ sở đã được phân cấp và việc củng cố phát triển hệ thống thư viện công cộng, trình dộ dân trì của một bộ phận đồng bào các dân tộc vẫn còn hạn chế (hạn chế việc tiếp thu cái mới, bài trừ các thủ tục lạc hậu…) Một số nơi, nhận thức của nhân dân về việc được đầu tư bảo tồn văn hoá truyền thống phi vật thể chưa xác định rõ cho quá trình bảo lưu giữ gìn và phát huy giá trị. Do vậy, còn có tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước nên việc thực hiện xã hội hoá công tác bảo tồn còn yếu kém. Số đầu điểm di tích được đầu tư ít, lượng kinh phí được giao còn thấp chưa phù hợp với sự biến động giá của thị trường và điều kiện vùng thực hiện các dự án. Hầu hết hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đều liên quan chủ yếu đến hoạt động xây dựng, do vậy nguồn cấp của chương trình giao theo nguồn ngân sách sự nghiệp nảy sinh vướng mắc trong quá trình giải ngân. Nội dung sinh hoạt văn hoá tại các nhà văn hóa cộng đồng chưa rõ; phát huy nhà bưu điện văn hóa chưa tốt. Cơ chế chính sách để phát huy nội lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà văn hóa, trong bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa rõ. Kết quả bảo tồn văn hóa dân tộc chưa rõ nét; chưa rõ được việc bảo tồn các lễ hội văn hóa và việc lồng ghép với các chương trình dự án khác trong thực hiện các mục tiêu về văn hóa.
Đoàn giám sát kiến nghị:
1. Đối với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, với trách nhiệm là cơ quan Trường trực của Chương trình: Tiếp tục quan tâm đầu tư cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, trong đó phát triển tụ điểm sinh hoạt văn hoá vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng biên giới là hết sức cần thiết. Nguồn vốn cho Dự án bảo tồn di sản văn hoá (trung tu, tôn tạo di tích) cần phân bổ theo nguồn đầu tư phát triển, để tránh vướng mắc quá trình giải ngân. Nghiên cứu điều chỉnh định mức thiết bị cấp cho mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phù hợp với thị trường, đảm bảo quá trình phục vụ. Tiếp tục đâu tư để hoàn chỉnh các hạng mục của dự án đã được phê duyệt (thay đổi chất lợp 35 ngôi nhà từ mái phibơro xi măng sang lợp ngói máng địa phương) và phục dựng một số lễ hội đặc sắc tiêu biểu của dân tộc thiểu số như: Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông, Lễ hội Quýas híeng của dân tộc Dao đỏ...
2. Đối với địa phương: Tiếp tục làm tốt hơn công tác rà soát, đánh giá đặc điểm lịch sử văn hóa dân tộc gắn với điều kiện tự nhiên nơi sinh sống. Duy trì và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển văn hóa hòa nhịp chung với cả nước. Tạo dựng nghệ thuật văn hóa dân tộc và có chính sách nhân rộng trên địa bàn. Xây dựng thiết chế làng bản văn hoá. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Kết hợp văn hóa với kinh tế và bảo vệ môi trường. Đối với các nghệ nhân: Hàng năm nên tổ chức hội nghị biểu dương, có khen thuởng. Xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện chương trình văn hóa./.

TS. Lê Hải Đường
>> Tạp chí Dân tộc, số 112 (4-2010)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel