CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Bản chất, đặc điểm thành phần kinh tế tư nhân, sự phát triển của kinh tế tư nhân có dẫn đến TBCN hóa nền kinh tế hay không?

| | 0 nhận xét
Do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành trong nội bộ từng vùng, do tính chất quá độ từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội, tất yếu còn có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công và người làm thương nghiệp, dịch vụ và kinh tế tự nhiên,...
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bao gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích. Hiện nay, ở nước ta, các hình thức kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài, nó góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động - một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, các hình thức kinh tế này phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, kinh tế cá thể, tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có như tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Do đó, Đảng ta chỉ rõ cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù hợp trên từng địa bàn.
- Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản; đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa, nhỏ.
Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, do trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém nên quan hệ sở hữu t­ư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những chưa mất đi mà nó vẫn là­ một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế t­ư nhân phát triển đúng hướng và có hiệu quả là điều cần thiết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy vẫn có những tư tưởng lo ngại sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ dẫn đến TBCN hóa nền kinh tế, điều này cũng có cơ sở của nó bởi bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Một nền kinh tế với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu và tồn tại nhiều thành phần kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau, tất yếu sẽ dẫn đến những xu hướng vận động khác nhau. Đó có thể là xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và con đường tự giác đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sở hữu tư bản t­ư nhân tuy không còn là hình thức sở hữu giữ địa vị thống trị, nhưng vẫn tồn tại và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đảng ta không coi kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế gắn liền với chủ nghĩa tư bản, mà lãnh đạo kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc Đảng ta cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân trên cơ sở gương mẫu chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban chấp hành Trung ương không thể dẫn nền kinh tế nước ta đến chỗ đi chệch định hướng XHCN.
Chính vì vậy Đại hội Đảng XI tiếp tục khảng định: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel