Tính
tất yếu khách quan của kinh tế đối ngoại, phân tích quan điểm cơ bản
và quan điểm chủ đạo. Phân tích quan điểm đa phương hóa, đa dạng hóa,
quan điểm giữ vững định hướng XHCN?
Trả
lời:
Tính tất yếu khách quan của kinh tế đối
ngoại
Kinh tế đối ngoại là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật,
công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức
kinh tế khu vực và quốc tế, được thể hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và
phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động,
hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất
yếu với hầu hết các nước:
Mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật về sự phân
công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đồng đều về kinh
tế - kỹ thuật giữa các nước.
Trong
mấy chục năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật và
tác động của nó đã khiến cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trở nên cấp
thiết hơn đối với tất cả các quốc gia. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế.
Một mặt, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của
LLSX, làm cho LLSX vượt khỏi khuôn khổ
quốc gia trở thành LLSX mang tính quốc tế và đẩy nhanh quá trình hình thành nền
kinh tế thể giới như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa
đấu tranh với nhau, hình thành thị trường quốc
tế với giá cả quốc tế chi phối mọi hoạt động buôn bán quốc tế. Điều đó ảnh
hưởng sâu sắc và trực tiếp đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Có thể nói,
ngày nay không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, tiên tiến hay lạc hậu có thể
phát triển kinh tế có hiệu quả nếu tách khỏi thị trường thế giới, không có quan
hệ kinh tế đối ngoại.
Mặt khác, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ
của các phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện giao thông, vận tải.
Chính các phương tiện này đã làm rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại, thu
nhận và sử lý thông tin giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới nhanh
chóng và thuận tiện, làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công và hợp tác
quốc tế phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Vai trò to lớn của quan hệ kinh tế đối
ngoại đối với sự phát
triển kinh tế đất nước, hiện nay mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành
chiến lược của mỗi quốc gia để khai thác lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế
quốc tế nhằm phát triển và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, biểu
hiện:
+ Góp phần
mở rộng thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế
giới; nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc
tế, đáp ứng các nhu cầu về đầu vào và đầu ra cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng
xã hội;
+ Thông qua
các hoạt động kinh tế đối ngoại thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của thế giới như: vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý… cho phát triển
kinh tế đất nước;
+ Góp phần
khai thác những lợi thế của đất nước, giải phóng các tiềm năng về đất đai,
ngành nghề, lao động, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản;
+ Góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng việc làm, tăng thu nhập, ổn định và cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện mục tiêu “Dân
giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ngày nay, do tác động của xu thế
toàn cầu hoá kinh tế, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước còn
góp phần khai thông các nguồn lực trong nước với thế giới, góp phần tham gia
một cách chủ động và có hiệu quả vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
phân tích quan điểm cơ bản và quan điểm chủ đạo
( các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh tế
đối ngoại)
Để mở rộng kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt
những nguyên tắc phản ánh những thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm lợi ích
chính đáng về kinh tế, chính trị của đất nước. Những nguyên tắc đó là :
Nguyên tắc bình đẳng
Đây là nguyên tắc rất quan trọng làm nền tảng cho việc thiết lập và lựa
chọn đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nguyên tắc bình
đẳng xuất phát từ yêu cầu phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một
quốc gia độc lập có chủ quyền. Nó cũng bắt nguồn từ yêu cầu của sự hình thành
và phát triển thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia là thành viên. Với tư cách
là thành viên, mỗi quốc gia phải được đảm bảo có quyền tự do kinh doanh, quyền
tự chủ như mọi quốc gia khác. Nói cách khác, đảm bảo tư cách pháp nhân của mỗi
quốc gia trước pháp luật quốc tế và cộng đồng quốc tế.
Kiên trì đấu tranh để thực hiện nguyên tắc này là nhiệm vụ chung của mọi
quốc gia, nhất là các nước đang phát triển khi thực hiện việc mở cửa và hội
nhập ở thế bất lợi so với các nước phát triển.
- Nguyên tắc cùng có lợi
Nguyên tắc này giữ
vai trò là nền tảng kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước
với nhau.
Nguyên tắc cùng có
lợi bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện đúng các quy luật kinh tế thị trường
diễn ra trên phạm vi quốc tế mà mỗi nước có lợi ích kinh tế dân tộc khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường thế giới, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia
sẽ là hình thức, nếu các quốc gia tham dự không cùng có lợi ích kinh tế.
Nguyên tắc cùng có
lợi còn là động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế
giữa các quốc gia với nhau.
Cùng có lợi là một
trong những nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách kinh tế đối ngoại và luật đầu tư
nước ngoài. Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành những điều khoản làm cơ sở
để ký kết trong các nghị định thư giữa các chính phủ và trong các hợp đồng
kinh tế giữa các tổ chức kinh tế các nước với nhau.
Nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Trong cộng đồng quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập chủ
quyền về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý.
Cơ sở khách quan
của nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng, trong quan hệ đối ngoại
giữa các quốc gia với nhau. Nó còn bắt nguồn từ nguyên tắc cùng có lợi, mà xét
cho đến cùng chỉ khi cùng có lợi về mặt kinh tế, mới tạo cơ sở để cùng có các
lợi ích khác nhau về chính trị, quân sự và xã hội.
Nguyên tắc này đòi
hỏi mỗi bên phải thực hiện đúng các yêu cầu:
+ Tôn trọng các
điều khoản đã được ký kết trong các nghị định giữa các chính phủ và tổng các
hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
+ Không được đưa
ra những điều kiện làm phương hại đến lợi ích của nhau.
+ Không được dùng
các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có quan
hệ, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế, kỹ thuật và kích động để can thiệp vào đường
lối, thể chế chính trị của các quốc gia đó.
Nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc
và đảm bảo định hướng XHCN
Đây là nguyên tắc
cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nhưng
tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện từng bước những đặc trưng
của CNXH. Do vậy, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phải chủ động đảm bảo sao
cho vừa khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế, chủ yếu về vốn, khoa học công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, vừa phát huy được nguồn lực bên trong vừa bảo đảm
phát triển kinh tế đúng định hướng XHCN.
Quan điểm đa phương
hóa, đa dạng hóa
Văn kiện Đại hội X của
Đảng đã chỉ rõ : Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát
triển ; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế. Theo đó phương châm của quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta
hiện nay là :
Một là, đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Đây là yêu cầu khách quan phù hợp với đặc
điểm và xu thế của thời đại hiện nay. Đồng thời, thông qua chủ trương này Việt Nam có thể khai thác có hiệu quả
tiềm năng, lợi thế của từng thị trường,
từng hình thức kinh tế đối ngoại cho phát triển kinh tế. Thực hiện phương châm này yêu cầu:
+ Cần xác định chính sách ưu tiên trong đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại như: coi trọng và tăng cường vị trí của nước ta ở các thị trường quen thuộc, thị trường truyền thống trước hết các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu; tích cực
thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, có tiềm năng lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản…; thúc đẩy quan hệ đa phương với các nước đang phát triển và các tổ chức quốc
tế, phát triển các quan hệ mới dưới
mọi hình thức.
+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên nhiều lĩnh vực, nhiều hình thức đa
dạng bao gồm cả trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, tài chính - tiền tệ và
khoa học - công nghệ,… Có chính sách phù hợp với từng thị trường, từng hình
thức kinh tế đối ngoại.
Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với
khu vực và thế giới.
Đây là xu thế tất yếu do tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện
nay, đồng thời là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối
đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh
nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế
với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể phù hợp với chiến lược
phát triển đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trước mắt, chuẩn bị tốt các điều
kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương;
triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ
chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác, đặc biệt là
cam kết của WTO mà Việt Nam là thành viên chính thức từ ngày 07 tháng 11 năm
2006.
Trong tiến trình mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phải biết phát
huy lợi thế so sánh, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển. Đồng thời, hội
nhập kinh tế quốc tế phải đi đôi với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng
cường củng cố quốc phòng- an ninh; hạn chế và giảm tối đa những thách thức,
rủi ro trong quá trình tham gia và thực hiện các cam kết của WTO.
Quan điểm giữ vững định hướng XHCN
Việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế về
vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm phát huy lợi thế, tăng sức
cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là độc
lập dân tộc và CNXH. Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
đều phải hướng vào mục tiêu đó, tránh tình trạng vì lợi ích kinh
tế trước mắt, xa dời mục tiêu dẫn đến chệch hướng XHCN. Trong điều
kiện toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh, việc chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài là hết sức cần
thiết, song cần phải đề cao việc vừa hợp tác vừa đấu tranh để đảm
bảo lợi ích chính đáng, giữ vững định hướng XHCN.
No comments:
Post a Comment