Trả lời:
Nguyên tắc phân phối theo lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta?
Phân phối theo lao
động là nguyên tắc phân phối chủ yếu, mang tính định hướng XHCN, được áp dụng
cho các thành phần kinh tế XHCN. Là nguyên tắc căn bản của CNXH, phản ánh tính
ưu việt của nền kinh tế và chế độ XHCN.
Nội dung nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là nguyên tắc phân
phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi
người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc và
tuổi tác. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm
thì không hưởng. Thực chất của nguyên tắc phân phối theo lao động là phân phối
theo hiệu quả mà lao động sống đã cống hiến.
Yêu cầu của nguyên tắc phân phối theo lao động:
- Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả
công ngang nhau và lao động khác nhau thì trả công khác nhau.
- Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể
phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng
nhau.
Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: số lượng lao
động được đo bằng thời gian của lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra; trình
độ thành thạo của người lao động và chất lượng sản phẩm làm ra; điều kiện và
môi trường lao động; tính chất lao động; các ngành nghề cần được khuyến khích…
Tính tất yếu của
nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong TKQĐ lên CNXH thực hiện nguyên tác phân phối
theo lao động là tất yếu khách quan bởi vì:
- Do các thành phần kinh tế XHCN dựa trên cơ sở chế độ
công hữu về TLSX, do đó tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động như
nhau. Do vậy phân phối theo lao động là phù hợp nhất.
- Còn có sự khác biệt giữa những người lao động về thái
độ lao động, về tính chất và trình độ lao động trong cùng một đơn vị thời
gian…do đó phải thực hiện phân phối theo lao động. Không thể phân phối bình
quân, vì làm như vậy sẽ triệt tiêu động
lực nâng cao năng xuất lao động, kéo thụt lùi sản xuất xã hội.
- Trong TKQĐ lực lượng sản xuất và năng xuất lao động
chưa cao đến mức có đủ sản phẩm thực hiện phân phối theo nhu cầu.
Tác dụng của phân phối theo lao động:
- Góp phần kính thích việc học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nâng cao NSLĐ, giáo dục tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, khắc phục những tàn dư của xã hội cũ, củng cố và tăng
cường kỷ luật lao động…từ đó góp
phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hóa của mọi
người lao động, vừa bảo đảm tái sản xuất sức lao động, vừa tạo điều kiện cho
người lao động phát triển toàn diện.
Vì sao Các Mác nói phân phối theo lao
động vẫn mang tính pháp quyền tư sản?
Hạn chế
của phân phối theo lao động, theo Mác, phân phối theo lao động về nguyên tắc vẫn là sự bình đẳng
trong khuôn khổ “pháp quyền tư sản”, tức là sự bình đẳng trong xã hội sản xuất
hàng hóa, theo nguyên tắc sự trao đổi hoàn toàn ngang giá. Sự bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa
“Quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy đã cung cấp”; sự
bình đẳng đó còn thiếu sót là: với một công việc ngang nhau và do đó, với một
phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này
vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia.
Phân phối theo lao động còn có những hạn
chế nhưng đó là những hạn chế không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ khi nào cùng với sự phát triển toàn diện của các cá
nhân, năng xuất của họ càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều
tuôn ra dồi dào thì khi đó người ta mới chỉ vượt ra khỏi giới hạn chất hẹp của cái
“pháp quyền tư sản” và xã hội mới có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu. Chỉ
khi đó mới có sự bình đẳng thực sự.
Sự hạn chế của phân phối theo
lao động là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Sự hạn chế của nguyên tắc phân phối này được khắc phục bởi nguyên
tắc phân phối qua
phúc lợi tập thể, xã hội.
No comments:
Post a Comment