Đặc điểm của TKQĐ tiến lên CNXH ở Việt Nam , thế nào là
quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN? Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua những nội dung
gì?
Trả lời:
- Đặc điểm của TKQĐ lên CNXH ở việt Nam
TKQĐ là một thời kỳ lịch sử, thời kỳ chuyển biến cách mạng mà
bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH đều phải trải qua.
Đặc điểm lớn nhất của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam là từ điểm
xuất phát thấp về kinh tế, từ sản xuất nhỏ là phổ biến đi lên CNXH bỏ qua chế
độ TBCN. Theo đó, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kỹ thuật lạc hậu, lao
động thủ công vẫn chiếm phần lớn, năng suất lao động thấp…
Tương ứng với trình độ phát triển của LLSX là nền kinh tế còn
tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế,
chúng hoạt động theo pháp luật, đều là các bộ phận hợp thành quan trọng của nền
kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Về mặt xã hội, còn tồn tại
nhiều giai cấp, tầng lớp nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong
xã hội đã có sự thay đổi cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối
quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp là quan hệ đoàn kết hợp tác lâu dài trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, nước ta còn phải chịu hậu quả nặng nề của
chiến tranh, sự tác động của những tàn dư thực dân, phong kiến.
Mâu thuẫn cơ bản trong
TKQĐ lên CNXH bỏ qua phát triển chế độ TBCN là mâu thuẫn giữa 2 con đường phát
triển của cách mạng Việt Nam :
Đi lên CNXH hay tự phát đi lên CNTB. Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn này
diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống từ kinh tế đến chính trị, quân
sự, văn hóa, ngoại giao…
Sau gần 30 năm thực hiện
công cuộc đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Tuy
nhiên, khó khăn, thách thức còn nhiều, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại; tình trạng suy thoái về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí…vẫn chưa được
ngăn chặn có hiệu quả, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện “diễn biến
hoà bình”…hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Để giải quyết những vấn đề
trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân ta phải phát huy cao độ tinh thần chủ
động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội…đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành
công.
Thực chất quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Vận dụng quan điểm của Lênin vào hoàn
cảnh cụ thể của nước ta, chúng ta thấy:
Một
là, tên nước “Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ”
có nghĩa là nước ta quyết tâm định hướng đi lên CNXH, chưa không có nghĩa là
chế độ kinh tê – xã hội ở nước ta đã là chế độ XHCN.
Hai
là, nước ta đang ở trong TKQĐ lên
CNXH, mà thực chất của thời kỳ này là Nhà nước của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động tự đảm đương nhiệm vụ lịch sử phát triển sức sản xuất của lao động, tự
tạo lập những điều kiện vật chất của sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng
với những điều kiện vật chất làm cơ sở hiện thực cho CNXH – một nhiệm vụ mà
đáng lẽ giai cấp tư sản phải đảm đương nếu đất nước trải qua chế độ TBCN. Do
đó, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua phát triển chế độ TBCN là con đường phát
triển “rút ngắn” lên CNXH.
Về
chính trị, bỏ qua chế độ TBCN là
bỏ qua việc xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản,c ủa kiến trúc thượng tầng
TBCN. Về kinh tế, bỏ qua chế độ TBCN
là bỏ qua sự thống trị của QHSX, nhưng phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN đặc biệt về khoa học và công nghệ để
phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Như vậy, chúng ta bỏ qua chế
độ TBCN với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội, chứ không phải bỏ qua
tính quy luật của quá trình phát triển LLSX, xã hội hoá lao động; là quá trình phát triển “rút ngắn” chứ không phải là “đốt cháy” giai đoạn; là quá trình phát
triển có kế thừa, chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại đã đạt được
dưới CNTB, đặc biệt là khoa học công nghệ, khoa học quản lý…để phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế quốc dân hiện đại, nhằm rút ngắn thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta.
Ba là, chúng ta
không thể nóng vội tiến ngay lên CNXH được, mà còn phải duy trì và phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong một thời gian tương đối dài. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tiến lên CNXH, không thể một sớm, một chiều. Đó là
cả một công tác tổ chức và giáo dục; CNXH không thể làm mau được mà phải làm
dần dần.
Nhận thức đúng đắn vấn đề
này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Một mặt, giúp chúng ta khắc phục được tư tưởng giản đơn, duy ý chí, nóng vội, đốt cháy giai
đoạn. Mặt khác, quá trình tiến hành
phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: sử dụng nhiều hình thức kinh tế quá
độ, trung gian, phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế…Quan
trọng hơn, sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện được thông qua xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dựa vào khối liên minh công - nông
- tri thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ vạch ra chiến lược phát triển KTXH, phát
triển khoa học kỹ thuật mà nhân tố trọng tâm là chiến lược con người một cách
đúng đắn, pphuf hợp với thực tiễn nước ta, tuân thủ nghiêm ngặt quy luật khách
quan của sự vận động và phát triển xã hội, tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài,
bền bỉ nhất định hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, xây dựng
thành công CNXH, đem lại phồn vinh cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
No comments:
Post a Comment