Văn hoá các dân tộc ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu thường xuyên của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Và để tiếp cận đối tượng rộng lớn đó, ngôn ngữ chính là một trong những ngả đường chủ yếu, không chỉ của ngôn ngữ học mà cả các ngành khác như dân tộc học, nhân học, văn hoá học... Chính vì vậy nên ngay từ khi các ngành khoa học trên hình thành ở Việt Nam, việc tiếp cận văn hoá các dân tộc qua con đường ngôn ngữ và ngôn ngữ học đã được tiến hành. Tuy nhiên, do đối tượng, phương pháp nghiên cứu chưa được định hình thống nhất, hướng tiếp cận quan trọng ấy vẫn chưa thật sự trở thành một chuyên ngành khoa học như nó đáng có, và phần lớn những người chọn hướng tiếp cận ấy vẫn chưa được trang bị những tri thức và phương pháp liên ngành cần thiết. Hậu quả khó tránh khỏi là những trường hợp suy diễn chủ quan, phiến diện về những "thông điệp" văn hoá, lịch sử chứa đựng trong ngôn ngữ.
Trước tình trạng đó, chúng tôi cho rằng cần phải xúc tiến một công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử hình thành ngôn ngữ học nhân học, và về đối tượng, phương pháp, giá trị ứng dụng của ngôn ngữ học nhân học ở Việt Nam. Vì vậy, năm 2007 khi còn công tác tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (nay là Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ), chúng tôi đã đăng ký một Đề tài nghiên cứu cấp Viện mang tên Ngôn ngữ học nhân học: phác thảo lịch sử, đối tượng, phương pháp, giá trỊ ứng dụng, và mời một bậc đàn anh của chúng tôi trong ngôn ngữ học là TS. Nguyễn Văn Huệ tham gia. Ngày 18/2/2008, Đề tài đã được tổ chức nghiệm thu với Hội đồng nghiệm thu gồm GS.TS. Bùi Khánh Thế (Chủ tịch), TS. Lê Khắc Cường, PGS.TS. Nguyễn Công Đức, PGS.TS. Bùi Thế Cường, TS. Tô Đình Nghĩa (Uỷ viên).
File DOC - Download:
http://www.mediafire.com/?6d9kd3isxi9x7xs
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ

- Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm
- Hệ thống chủ lễ của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận
- Giá trị văn hóa của các tháp Chăm Bình Định
- Ghe ngo - Sự hội tụ những yếu tố tâm linh
- Động Phong Nha và những dấu tích chùa Hang của phật giáo Chăm Pa
- Đặc điểm các giá trị văn hóa vật thể của dân tộc Tà Ôi
- Cây Chu đồng trong thần thoại Mường và Tô Tem cây trong tín ngưỡng của một số dân tộc ở nước ta
- Cách tính thời gian của người Tà Ôi xưa
- AWƠI NAI TILƠR - Một sử thi RAGLAI độc đáo
- Âm nhạc trong lễ cầu mùa của người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế
- Vùng đất tầm phong long
- Vũ điệu cung đình Chăm Pa trên tác phẩm điêu khắc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment