CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thuần túy thua lỗ thì đóng vai trò chủ đạo hay không? Vì sao?

| | 0 nhận xét
Trả lời:
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và tài sản nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế, như ngân sách, ngân hàng nhà nước, các quỹ bảo hiểm nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, cơ sở vật chất của quốc phòng, an ninh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đất đai, tải nguyên... Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Đê xây dựng khu vực kinh tế nhà nước thực sự giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo sức mạnh vật chất cần thiết để nhà nước có thực lực hữu hiệu làm chức năng định hướng, kinh tế nhà nước cần tập trung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kêt câu hạ tâng kinh tế, ngân sách tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp nhà nước, những cơ sở có nhiệm vụ quan hệ đặc biệt đến quốc phòng - an ninh, có quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả của Nhà nước.
Giải quyết đúng mối quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của các chủ thể là doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện hạch toán kinh doanh như những doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, cạnh tranh để phát triển, bảo toàn và tăng thêm vốn nhà nước giao, làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Với các chủ thể kinh tế thuộc kinh tế nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận là chính (trường học, bệnh viện, giao thông công cộng...), cần có chính sách, cơ chế riêng sao cho vừa đảm bảo mục tiêu xã hội vừa sử dụng có hiệu quả cao trong các nguồn lực xã hội.
Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của những doanh nghiệp mang tính độc quyền, hoặc những doanh nghiệp có chức năng chính để điều chỉnh thị trường giá cả một sô mặt hàng thiết yếu nào đó góp phần thực sự cho định hướng nền kinh tế.
Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại các doanh nghiệp nhà nước theo định hướng: khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hơn nữa những doanh nghiệp đang hoạt động tốt, có hiệu quả cao, chấn chinh những doanh nghiệp còn yếu kém, xây dựng mới doanh nghiệp cần thiết. Những doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi có hiệu quả thì xử lý theo đúng Luật Phá sản doanh nghiệp hoặc tìm kiếm những hình thức thích hợp.
Tích cực thực hiện cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Ngoài những doanh nghiệp 100% vổn của Nhà nước không được phép hoặc chưa cần thiết cổ phần hóa, những doanh nghiệp nhà nước khác đều có thể cổ phần hóa theo nhiều mức độ khác nhau. Với những loại doanh nghiệp này, nhà nước chỉ cần nắm tỷ lệ cổ phần cần thiết, phần còn lại được bán rộng rãi cho người lao động tại doanh nghiệp hoặc cho tổ chức kinh tể, xã hội và cá nhân ngoài doanh nghiệp để vừa tạo động lực nhằm huy động thêm vốn, vừa mở rộng quy mô kinh doanh có hiệu quả cao.

Thực hiện các phương hưởng nói trên vừa ngăn chặn khuynh hướng sai lầm coi nhẹ khu vực kinh tế nhà nước, muốn tư nhân hóa tràn lan (tưởng như đó là cứu cánh để chuyển sang kinh tế thị trường), vừa khắc phục khuynh hướng bảo thủ muốn duy trì toàn bộ xí nghiệp quốc doanh, không mạnh dạn sắp xếp lại khu vực này cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thuần túy thua lỗ thì đóng vai trò chủ đạo hay không?
Cần hiểu đúng về vai trò chủ đạo của KTNN với vai trò quan trọng của DNNN.
Mặc dù KTNN và DNNN có điểm chung đều là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, phục vụ lợi ích toàn dân. Tuy nhiên, việc đánh đồng tên gọi, nội hàm giữa KTNN với DNNN không chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc về hình thức tên gọi, mà còn kéo theo sự ngộ nhận lớn hơn về đánh đồng vai trò của toàn thể với bộ phận, thậm chí cả sự hiểu sai về chủ truơng, chính sách vĩ mô nhà nước về quản lý kinh tế và hệ lụy khác.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có hai loại: loại hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, và loại hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, còn có loại nằm giữa hai loại trên như những tổ chức kinh tế đang quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở kinh tế hạ tầng (cầu, đường, sân bay, bến cảng…).
Thực tế cũng cho thấy, vai trò của khu vực KTNN được quy định bởi sự tồn tại tất yếu của KTNN trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Hơn nữa, cần thấy rằng, vai trò chủ đạo của KTNN cũng có sự điều chỉnh linh hoạt thích hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu, rộng, đầy đủ và nghiêm túc của Việt Nam.
Như vậy đã nói đến vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân là phải nói đến vai trò của kinh tế nhà nước chứ không thể nói doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước nó có vai trò quan trọng đối với kinh tế nhà nước, nếu doanh nghiệp nhà nước làm ăn phát đạt sẽ tạo điều kiện tốt cho kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo, ngược lại nếu nó làm ăn thua lỗ thì nó sẽ góp phần làm cho kinh tế nhà nước khó giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel