Sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước là gì?
Có sát nhập được vào nhau không? Vì sao? Trong điều kiện nhà nước
của dân, do dân và vì dân có nên nhập sở hữu nhà nước và sở hữu
toàn dân vào một không? Vì sao?
Trả lời:
Trả lời:
Sở hữu là hình thức nhất định
được hình thành trong lịch sử về việc chiếm hữu của cải vật chât xã hội. Chiếm
hữu thể hiện quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi gắn liền với sự tôn
tại và phát triên của con người. Chiếm hữu là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả
các giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại. Sở hữu là quan hệ giữa người với
người về sự chiếm hữu của cải xã hội. Sở hữu là hình thức xã hội của hành vi
chiếm hữu trong các loại hình kinh tế - xã hội nhất định. Sở hữu là phạm trù
lịch sử, biến đổi cùng với sự biến đổi của hình thái xã hội trong lịch sử. Quan
hệ sở hữu, xét về mặt hình thức hay loại hình thì trong lịch sử có hai hình
thức sở hữu cơ bản là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân, mỗi loại hình sở
hữu lại có nhiều hình thức sở hữu cụ thể khác nhau.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất. Sự chuyển biến đó mang tính khách quan tùy thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là
phương tiện, vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề
quan trọng và cũng là mục đích của việc thiết lập sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất là làm cho nó có ưu thế hơn so với sở hữu tư nhân về năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực
lượng sản xuất phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, trong
nền kinh tế tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể và sở hữu tư nhân.
Sở hữu toàn dân là hình thức
thuộc sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, trong đó quyền chiếm hữu những tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, tài sản, tài nguyên của đất nước thuộc về
toàn dân và Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý. Quyền sử dụng được
giao cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và các cá nhân với cơ chế phù hợp để phát
triển kinh tế một cách hiệu quả nhất. Sự tách biệt rạch ròi giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng chính là cơ sở và điều kiện để Nhà nước thực hiện đúng chức
năng kinh tế của mình, còn đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các chủ thể
kinh tế khác (trong quan hệ sở hữu này) sẽ phát huy tốt được tính tự chủ của họ
với tư cách là những chủ thể khai thác quyền sử dụng tư liệu sản xuất đó cho
mục đích kinh doanh.
Nhu cầu hình thành và ngày
càng mở rộng sở hữu toàn dân là đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết cho sự
phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy
nhiên, thực hiện quá trình này không thể nôn nóng với cách làm ồ ạt, duy ý chí.
Bước vào thời kỳ quá độ, sở hữu nhà nước sẽ được xác lập trước hết ở những lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế quốc dân như các công trình thuộc kết cấu hạ
tầng, các nguồn tài nguyên, các tài sản quốc gia các ngành kinh tế quan trọng
như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, đường sắt, hàng không, năng lượng, khai
thác mỏ… Đồng thời, cũng có thể do những hoàn cảnh lịch sử nhất định hay từ
những đòi hỏi bức xúc của nhu cầu đời sống xã hội mà sở hữu nhà nước cũng cần
được thiết lập ở cả các doanh nghiệp hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Với sự hiện diện của sở hữu
toàn dân trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ mà Nhà nước là người đại diện,
trên thực tế Nhà nước đã trở thành một chủ thể kinh tế thực sự có vai trò đại
diện và quản lý, tác động đến các chủ thể kinh tế khác. Sở hữu toàn dân, tuy
hiện tại chưa trở thành thống trị; song không ngừng được củng cố và phát triển
nên đã ngày càng thể hiện rõ vai trò là hình thức sở hữu chủ yếu. Bên cạnh đó,
trong thực tế sở hữu nhà nước do những nguyên nhân khác nhau đã dẫn tới những
tình trạng bất cập như tham nhũng, lãng phí làm thất thoát tài sản công, một
số lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả… Do vậy, để bảo đảm cho sở hữu toàn dân thực
sự phát huy tốt vai trò của mình và ngày càng phát triển cần phải có cơ chế và
chính sách phù hợp, thiết thực.
Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà
nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là
trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Như vậy thì ta có thể hiểu về bản
chất sở hữu toàn dân cũng chính là sở hữu nhà nước cho nên không
thể nói sát nhập một thực thể vào nhau được.
Trong điều kiện nhà nước là
nhà nước của dân, do dân và vì dân, điều này lại càng thể hiện Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý, bảo đảm sử dụng hợp lý, có
hiệu quả, những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất,
vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước không những
sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân
phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân
sách nhà nước…
Tuy nhiên nhà nước vẫn chỉ
là một tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu cho sở hữu toàn dân để sở
hữu toàn dân không bị vô chủ, sở hữu toàn dân ngày càng được mở
rộng và khi mà chế độ sở hữu công cộng được thiết lập một cách
hoàn toàn thì nhà nước cũng dần bị tiêu vong, vai trò làm chủ đó
của nhà nước cũng sẽ giảm dần nên cũng không thể nói sát nhập sở
hữu nhà nước với sở hữu toàn dân được mà những tài nguyên thiên nhiên,
của cải, tài sản, tư liệu sản xuất đó…, vẫn là của toàn dân, của toàn xã hội
mà thôi.
Như vậy nếu chỉ nhấn mạnh
đến sở hữu toàn dân mà không nói đến sở hữu nhà nước sẽ dẫn đến
một sở hữu toàn dân chung chung, không có chủ, ai muốn làm gì thì
làm, điều này là không thể được trong TKQĐ lên CNXH. Nhưng nếu chỉ
nhấn mạnh đến sở hữu nhà nước mà quên đi sở hữu toàn dân sẽ dẫn
đến quên đi mục tiêu cuối cùng của CNXH là thiết lập chế độ sở hữu
xã hội (sở hữu công cộng) một cách hoàn toàn đó là tiến đến chủ
nghĩa cộng sản.
No comments:
Post a Comment