Chủ nhiệm đề tài: Ths Hoàng Thị Sinh
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 2003-2004
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát
triển mạnh mẽ, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải
thiện và nâng cao, nhưng một số dân tộc thiểu số ít người, như Mông, Dan, Lô
Lô, Sán Chỉ… còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản là do nguồn nhân lực
của đồng bào còn nhiều hạn chế, thiết và yếu để phục vụ sự nghiệp phát triển
KT-XH. Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu
số (DTTS) ít người cho các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh là hết sức cần thiết
để tránh sự tụt hậu của đồng bào DTTS ít người đối với sự phát triển chung
trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
II. MỤC TIÊU
Điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá nguyên nhân, thực
trạng về nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ít người của tỉnh. Đề xuất
các giải pháp về tổ chức, quản lý và mô hình đào tạo nhanh nguồn nhân lực là
người DTTS ít người trên địa bàn tỉnh.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá, đề tài đã đưa ra một số
giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào các DTTS
ít người tại địa bàn khó khăn của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống về mọi mặt
của họ, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.
1. Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền các cấp và đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của sự nghiệp
giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.
2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên,
chú trọng cán bộ, giáo viên là người DTTS ít người ở vùng sâu, vùng xa nhằm
nâng cao dân trí, trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
3. Công tác tuyển sinh: Tuyển chọn các em DTTS ít người
vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, ưu tiên học sinh DTTS dân tộc Mông, Dao, Lô Lô,
Sán Chỉ. Chú trọng công tác tuyển sinh từ khâu tạo nguồn đến khâu tuyển sinh.
Đào tạo các nghề nông, lâm, y tế, giáo dục cho học sinh DTTS ít người tại các
trường chuyên nghiệp của tỉnh.
4. Xây dựng cơ chế chính sách: Cần có chính sách thuận lợi
cho cán bộ là giáo viên công tác ở các vùng sâu, vùng xa. Ưu tiên tuyển dụng học
sinh phổ thông dân tộc nội trú sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, cao
đẳng. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới
cho giáo viên người DTTS ít người. Có chính sách ưu đãi, cụ thể, phù hợp với mỗi
dân tộc trong đào tạo và sử dụng cán bộ là người DTTS ít người.
5. Tổ chức các mô hình giáo dục đào tạo: Đa dạng hoá các loại
hình trường, lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh, nhất là
ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường,
lớp… cho các trường học ở các vùng khó khăn.
6. Tổ chức phân luồng học sinh phổ thông dân tộc nội trú: Tổ
chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Phối hợp với chính quyền địa
phương tổ chức dạy nghề nhằm góp phần vào việc phân luông học sinh, chuẩn bị
cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực
bản thân và nhu cầu xã hội.
7. Tổ chức dạy nghề, đào tạo nghiệp vụ cho những học sinh
DTTS ít người đã tốt nghiệp nhưng không đi học tiếp ở các trường ĐH, CĐ, THCN.
8. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề phục vụ đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cơ cấu ngành nghề, vùng miền đáp ứng
yêu cầu phát triển chung của tỉnh.
9. Chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động DTTS ít
người. Do trình độ văn hoá thấp và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy,
cần lưu tâm đào tạo các ngành nghề phù hợp với lao động tại chỗ. Khuyến khích
các cơ sở dạy nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, may mặc, thêu, đan lát./.
No comments:
Post a Comment