Chủ nhiệm đề tài: Ths Hoàng Giang
I. ĐẶT
VẤN ĐỀ
Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 2004
HDI – Human Development Index là “Chỉ số phát triển con người”
đã được Liên hợp quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990 và coi đây là một chỉ số
tổng hợp để đánh giá trình độ phát triển cảu một quốc qua hay một vùng lãnh thổ.
HDI là chỉ số tổng hợp từ 3 yếu tố thành phần: sức khoẻ, giáo dục và mức sống.
HDI cũng là chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh
giá trình độ phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước. Vì vậy, để đánh
giá sự phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp để tăng cường
chỉ số phát triển con người của tỉnh giúp đào tạo được đội ngũ cán bộ nắm được
phương pháp tính chỉ số HDI của huyện, thị, tỉnh… Sở khoa học và công nghệ Cao
Bằng đã triển khai thực hiện đề tài “Đo đạc chỉ số phát triển cong người (HDI)
của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999-2002”, qua đó giúp các cấp lãnh đạo, quản lí của
tỉnh có cách nhìn và tập trung chỉ đạo trên mọi mặt phát triển KT-XH của tỉnh để
không ngừng đưa chỉ số HDI của tỉnh ngày càng tăng, ngang tầm với nhiều địa
phương trong cả nước.
II. MỤC TIÊU
- Bồi dưỡng phương pháp tính HDI cho đội ngũ cán bộ của tỉnh
và các huyện, thị
- Nghiên cứu HDI để đánh giá mức độ phát triển con người của
tỉnh, đánh giá quá trình thực hiện các chính sách xã hội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sống của người
dân trên địa bàn.
- Góp phần xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho quá trình
hoạch định, ban hành, thực hiện chính sách xã hội của tỉnh.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy:
1. Chỉ số phát triển con người HDI: Chỉ số HDI giai đoạn 1999-2002 tăng mỗi năm khoảng 0,01.
Năm 2002, HDI = 0,650. Giả sử chỉ số giáo dục ở tình trạng không thay đổi, chỉ
số tuổi thọ hàng năm tăng đều đặn 0,01, chỉ số GDP tăng hàng năm 0,02 thì khoảng
5 năm nữa tính từ năm 2002 chỉ số phát triển con người sẽ đạt mức 0,7, xếp mức
chỉ số phát triển con người cao. Nếu chỉ số giáo dục tăng hoặc có sự tăng trưởng
vượt bậc của các chỉ số thành phần, đặc biệt khắc phục tình trạng kinh tế kém
phát triển thì thời gian đạt mức 0,7 được rút ngăn.
2, Chỉ số thành phần
a. Chỉ số giáo dục (GI): Theo Báo cáo phát triển con người năm 2001, năm 1999, tỉ lệ
nhập học các cấp họp trong tỉnh là 68,6%, tỉ lệ biết chữ của người lớn là
76,6%. Vì vậy, chỉ số giáo dục là 0,62 đứng thứ 58 trên 61 tỉnh thành. Tuy
nhiên, theo kết quả đo đạc năm 1999 của Cao Bằng thì tỉ lệ nhập học các cấp
tính độ tuổi từ 6-17 là 88,22%, tỷ lệ người lớn biết chữ là 80,14%, vì vậy chỉ
số phát triển giáo dục là 0,828, cao hơn kết quả trong Báo cáo phát triển con
người năm 2001 khoảng 0,21%. Nhìn một cách tổng thể, từ năm 1999 đến 2002, chỉ
số giáo dục không có sự biến đổi, còn chỉ số tuổi thọ và chỉ số GDP đều tăng
qua các năm nên chỉ số HDI vẫn có sự tăng trưởng đều đặn.
b. Chỉ số GDP: Từ năm 1999 đến
năm 2002, GDP/người của Cao Bằng tăng trưởng nhanh và đều đặn, chỉ số GDP hằng
năm tăng khoảng 0,02. Nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng tốt thì khả năng nâng
cao chỉ số HDI sẽ nhanh hơn.
c. Chỉ số tuổi thọ TI: Từ năm 1999-2002 chỉ số TI liên tục tăng trưởng, đến năm 2002 đã
đạt mức 0,703, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của sự nghiệp y tế trong việc
nâng dần chỉ số tuổi thọ và tuổi thọ bình quân thực tế trong toàn tỉnh.
Qua kết quả đo đạc chỉ số HDI của tỉnh và các huyện thị
trong tỉnh thì đóng góp của các yếu tố là rất quan trọng. Trong đó tập trung
phát triển mạnh về kinh tế, phát triển mạnh công tác giáo dục – đào tạo và sự
nghiệp y tế, coi trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo và những vấn đề xã hội
khác. Để từng bước nâng cao chỉ số phát triển con người của tỉnh Cao Bằng, đề
tài đã đưa một số giải pháp cơ bản:
- Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và toàn cộng đồng
về ý nghĩa, vai trò của chỉ số phát triển con người và vấn đề nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển KT-XH: Đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp
và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp trong tổng sản phẩm xã
hội. Tập trung thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về đầu tư, phát triển
thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, cơ chế
chính sách.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, y tế, xoá đói giảm
nghèo có hiệu quả./.
No comments:
Post a Comment