CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[ebook] Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theo

| | 0 nhận xét
[ebook] Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theo
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, định kiến là: “xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đối với một nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khó thay đổi bằng những thông tin, nhận thức duy lí. Có các loại định kiến về chính trị, triết học, tôn giáo, văn hoá, xã hội, quan hệ cá nhân, vv. Nguồn gốc định kiến rất phức tạp nhưng thường hình thành trong một hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể nào đó (ảnh hưởng của gia đình, của nhóm xã hội, kinh nghiệm bản thân, sách vở, vv.), được củng cố, định hình dần và được biện minh là "hợp lí" trong nội tâm. Những người dễ có định là những người hay lo âu, dao động, bảo thủ, vv. Định kiến thường gây ra những trở lực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người, nhiều khi dẫn đến những mâu thuẫn xung khắc vô cớ”.

Có thể thấy, định nghĩa trên tiếp cận vấn đề định kiến ở tầm khái quát, và mang ý nghĩa chung, chứ không đề cập đến một dạng định kiến cụ thể nào. Công trình “Định kiến, những ghi chú về việc vận hành của những đặc tính bị xói mòn” của Goffman (1963)- một nhà Xã hội học người Canada, được coi như là sự khởi nguồn cho hàng loạt những nghiên cứu sau này về bản chất, căn nguyên và hệ quả của định kiến. Theo Goffman, định kiến là những nhận thức sai lệch về mặt xã hội về một nhóm cộng đồng cụ thể nào đó, là “thuộc tính làm tổn hại một cách sâu sắc đến cộng đồng chịu định kiến, khiến họ bị chuyển dịch từ 1 nhóm bình thường sang nhóm kém vị thế và ít đáng tin hơn” (p.3).

Cũng theo học giả này, có 3 loại định kiến:
- Định kiến dựa trên những đặc điểm dị dạng của hình thể.
- Định kiến về những người có đặc điểm không bình thường về tinh thần.
- Định kiến về chủng tộc, dân tộc và tôn giáo.

Nguyễn Công Thảo - Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, 6-2010.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel