Để góp phần lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘yếu’ và ‘thiếu’ trong phát triển nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói riêng, báo cáo này tập trung phân tích tình hình học tập của học sinh vùng dân tộc và miền núi. Trong khi lấy đối tượng học sinh là chủ thể trước hết và trên hết của giáo dục (xem Trương Huyền Chi, 2010), báo cáo này không chỉ đưa ra các suy nghĩ và thái độ của học sinh về vấn đề học tập mà còn xem xét những trải nghiệm đó trong mối tương quan với gia đình và cộng đồng xã hội. Thông qua cách tiếp cận sinh thái xã hội, chúng tôi đi vào tìm hiểu câu chuyện học tập-vốn tưởng đơn thuần là của cá nhân học sinh- chịu ảnh hưởng như thế nào:
1) từ những hạn chế vật chất và khó khăn học tập, hay quan trọng hơn là suy nghĩ và thái độ của cha mẹ về sự học và các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai;
2 ) từ đặc thù văn hóa tộc người và mối quan hệ liên tộc-giữa cộng đồng thiểu số với đa số cũng như giữa các nhóm thiểu số với nhau;
3) từ trải nghiệm và quan sát của chính học sinh về việc thực thi các chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước tại địa phương.
Bằng cách phân tích tách lớp, báo cáo này muốn lần tìm yếu tố sâu xa ẩn sau động thái bỏ học sớm của học sinh vùng dân tộc và miền núi. Nhằm tìm lời giải đáp cho các vấn đề nêu trên, trong khuôn khổ thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học đặc thù như thảo luận nhóm, hỏi chuyện sâu tại bốn cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc địa bàn các tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Điện Biên. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tiến hành hỏi chuyện trực tiếp các đối tượng như học sinh, giáo viên, hiệu trưởng trường, phụ huynh, điểm trưởng, người lao động, cán bộ xã và những người từng lao động, tìm việc tại các thành phố, trung tâm đô thị.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và CARE phối hợp thực hiện 12-2011.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
[ebook] Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

- [Ebook] Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận
- [ebook] Tóm lược gợi ý chính sách Giảm nghèo tại các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam thông qua cải cách quản trị cơ sở
- [ebook] Nét đẹp phong tục các dân tộc thiểu số
- [ebook] Múa dân gian một số dân tộc vùng Tây Bắc
- [Sổ tay] Phổ biến giáo dục pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (2010)
- [Bài giảng] Bài học tìm hiểu về HIV và AIDS
- [ebook] Sổ tay Chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng Sông Hồng
- [ebook] Một số văn bản Quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác Dân tộc (1999-2005)
- [Tài liệu Hỏi - Đáp] Về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất
- Nguyên tắc xây dựng mô hình dạy nghề (thực tiễn tại Ba Tơ)
- Mô hình dạy nghề thồ cẩm và tạo việc làm cho thanh niên huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi
- Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment