CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Đề tài: Tìm hiểu người Mông, Dao trong sự nghiệp CNH, HĐH

| | 0 nhận xét

Chủ nhiệm đề tài: CN Hà Đức Đà

Đơn vị thực hiện: Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
Thời gian thực hiện: 2002

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Mặc dù mỗi dân tộc có một tiếng nói, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, hình thức sinh hoạt riêng nhưng đều mang đậm phong cách á đông. Để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu đần giàu nước mạnh. đòi hỏi cần phát huy các nguồn lực của đất nước, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Vì vậy nghiên cứu về nguồn lực của người Mông, người Dao ở Cao Bằng trong sự nghiệp CNH, HĐH là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với khối đại đoàn kết dân tộc nói chung.
II. MỤC TIÊU
- Làm rõ đặc điểm vai trò của người Mông, người Dao Ở Cao Bằng.
- Phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát huy nguồn lực của người Mông, người Dao trong công cuộc đổi mới.
III. KẾT QỦA ĐIỀU TRA
1. Những đặc điểm chủ yếu của người Mông:
+ Đặc điểm cư trú: Bản làng được tập trung xây dựng ở ven rẫy, tại một nơi nhất định trong thời gian khoảng 10 - 15 năm hoặc lâu hơn. Khi dân số tăng lên, đất canh tác bị bạc màu hoặc quá xa bản, toàn bản hoặc một số bộ phận phải chuyển đi nơi khác. Cũng có một số nơi nhờ có ruộng cạn, ruộng bậc thang hay ruộng nước dưới chân đồi, đồng bào có khả năng quay vòng trên những thửa ruộng quanh bản, do đó có cuộc sống ổn định hơn và có thể đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Về kinh tế: Hình thức canh tác của đồng bào Mông chủ yếu lấy trồng trọt, chăn nuôi là chính.
Về trồng trọt: Chủ yếu là canh tác trên nương rẫy thường chặt, đốt rừng, lợi dụng lớp tro và đất mùn mỏng trên các sườn dốc để canh tác, sau một thời gian canh tác đất bị bạc màu phải để hóa cho đến khi đủ thời gian rừng tái sinh lại tiếp tục chặt đốt và canh tác. Hiện nay ở một số vùng đồng bào đã kết hợp tốt mô hình VACR đem lại hiệu quả kinh tế khá. Ngoài trồng trọt, bà con người Mông còn có nghề rừng như: Chăm sóc bảo vệ rừng theo kế hoạch của Nhà nước, tranh thủ những lúc nông nhàn để khai thác những tài nguyên từ rừng như: Mộc nhĩ, nấm hương, săn bắn.... góp phần cải thiện đời sống hoặc bán để tăng thêm thu nhập.
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Có chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà..., góp phần cải thiện đời sống. Nhưng sản phẩm chăn nuôi của đồng bào hầu như chỉ phục vụ nhu cầu cộng đồng, chưa trở thành hàng hóa, mặc dù có sản phẩm thị trường rất cần như bò, lợn, gà...
+ Về văn hóa:
- Về ăn uống: Cũng như các dân tộc khác ở Cao Bằng, người Mông dùng lương thực chính để chế biến trong các bữa ăn là gạo, ngô, tùy theo từng vùng thức ăn cũng phụ thuộc theo mùa như rau trồng, rau rừng, thịt lợn, gà, thú rừng. . .
- Về mặc: Trang phục của người Mông vẫn giữ được bản sắc riêng, thông qua trang phục có thể nhận biết và phân biệt được người Mông với các dân tộc khác.
- Về tổ chức cộng đồng làng bản: Vai trò của người trưởng bản, già làng với người Mông rất quan trọng, đó là những người cao tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nắm được phong tục tập quán, được dân bản kính trọng.
2. Thực trạng cuộc sống của đồng bào Mông hiện nay:
+ Đời sống vật chất: Đời sống của đồng bào người Mông còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, những nguồn thu nhập hầu như không đủ chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày, do đó người Mông vẫn còn 50% số hộ thuộc diện đói nghèo. Giao thông đi lại khó khăn, vì vậy nhiều con em dân tộc Mông đến tuổi đi học vẫn chưa được tới trường, có nơi đồng bào đã góp sức dựng lớp học cho con em mình nhưng không có giáo viên, do đó tỷ lệ mù chữ của người Mông cao hơn dân tộc khác. Tuy các bản đều có y tế thôn bản, nhưng thực tế lượng thuốc còn hạn hẹp, trình độ còn kém nên chưa giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào.
+ Đời sống tinh thần: Hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông hầu như chỉ đừng lại trong các ngày lễ tết, cưới xin hoặc xuống chợ, nội dung và hình thức cũng chưa phong phú. Các kênh thông tin như truyền hình, sách báo... hầu như đồng bào không có thời gian để xem, đọc vì vậy đã hạn chế không nhỏ cho việc nâng cao kiến thức về mọi mặt cho đồng bào.
3. Đặc điểm chủ yếu của người Dao:
+ Đặc điểm cư trú: Hầu hết đều sinh sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn, xa trục đường giao thông chính, xa các trung tâm KT - VH của huyện, tỉnh. Một bộ phận đồng bào vẫn còn du canh, du cư.
+ Về kinh tế: Nhìn chung mức phát triển kinh tế của đồng bào người Dao còn ở mức độ thấp, các ngành nghề chưa phát triển và phát triển không đồng đều giữa các vùng. Các ngành kinh tế truyền thống như: Nông lâm nghiệp mang tính tự cung tự cấp, có rất ít sản phẩm trở thành hàng hóa, lao động mang tính thủ công, chưa có ngành nghề nào sử dụng máy móc.
+ Đời sống vãn hóa:
Về văn hóa: Hoạt động văn hóa của người Dao chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của đồng bào. Mặt khác do địa hình phức tạp nên thu sóng truyền hình rất hạn chế, chỉ những nơi gần thị trấn mới được xem truyền hình.
Về giáo dục - đào tạo: Hầu hết các bản người Dao đều có trường học, tỷ lệ con em người Dao đến trường ngày càng tăng, nhưng số học sinh học đến cấp cao hơn lại giảm dần.
Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Cũng như đối với đồng bào Mông, việc chăm sóc sức khỏe cho người Dao vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 2000 tại huyện Bảo Lâm số lượt đồng bào được chăm sóc sức khỏe là 338/4.096 người, chiếm 8%.
4. Những giải pháp đối với đồng bào Mông, Dao:
* Các giải pháp về kinh tế.
+ Đường giao thông thôn bản: Do điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn chưa đầu tư được toàn bộ vì vậy giải pháp tối ưu là huy động toàn xã hội mà nòng cốt là phong trào thanh niên các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp... hỗ trợ và đồng bào góp sức lao động.
+ Về điện sinh hoạt và sản xuất: Hàng năm ngành điện cần có kế hoạch thi công đường dây điện đến các thôn bản người Mông, Dao theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
+ Về đất đai: Đề nghị tỉnh giao trách nhiệm cho huyện giải quyết, khảo sát cụ thể tình trạng thiếu đất, mức độ thiếu đất sản xuất của đồng bào để đề xuất phương án giải quyết trình UBND tỉnh phê duyệt để ổn định đời sống cho đồng bào.
+ Về sản xuất: Đối với đồng bào chủ yếu là canh tác đất nương rẫy, đất nương rẫy thường có độ đốc cao nên tình trạng xói mòn lớn, vì vậy để đưa kỹ thuật và giống mới vào cần có kế hoạch và đầu tư tài chính cho việc cải tạo nương rẫy thành ruộng bậc thang. Cần phải có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật khi đưa giống cây, con mới năng suất cao vào sản xuất.
* Các giải pháp về văn hóa - xã hội:
+ Về tư tưởng: Vận động, giải thích về con đường của Đảng đã chọn cho dân tộc là con đường duy nhất đúng, để đưa đồng bào có một cuộc sống ấm no, đồng thời tổ chức, hướng dẫn những vấn đề mà đồng bào chưa thực hiện được...để đồng bào nhận thức được muốn cải thiện, nâng cao được cuộc sống phải do chính bản thân mình tự làm, với sự trợ giúp của Đảng, Nhà nước và cộng đồng.
+ Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Đảng, Nhà nước và cộng đồng phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, để giải quyết tốt đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì mới thực hiện được.
* Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường các nguồn đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực dành cho chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tăng cường nhân lực y tế nhất là y tế thôn bản...
- Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên cho các trường ở làng bản người Mông, Dao, đổi mới phương pháp giảng dạy cho con em người Mông, Dao...
- Dành kinh phí đào tạo cán bộ cơ sở từ bổ túc văn hóa, chuyên môn, chính trị... để giải quyết sự thiếu hụt cán bộ người Mông Dao./.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel