Đây là một giải pháp mới, dẫn đầu và hiện tại gần như là duy nhất trong nước về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin xử lý chữ viết của dân tộc Thái ở Việt Nam. Công trình do cử nhân Phan Anh Dũng, TS Ngô Trung Việt cùng các cộng sự của Viện Công nghệ thông tin sáng tạo, hướng tới việc bảo tồn văn hóa - chữ viết dân tộc Thái và tương lai có thể cả chữ Chăm, Khmer cũng như chữ Nôm (Việt, Tày - Nùng)...
Hệ thống phần mềm và trang web hỗ trợ chứ Thái Việt Nam có tính hoàn chỉnh cao, gồm 4 thành phần: Bộ phông chữ Thái Unicode, bộ gõ chữ Thái trên Windows và trên Linux, trang Web về chữ Thái, bộ từ điển trực tuyến chữ Thái.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy chữ Thái cho học sinh người dân tộc cũng như việc nghiên cứu của các nhà Thái học, ngoài việc tạo phông chữ và bộ gõ cho chữ Thái, có một trang Web bước đầu giới thiệu về chữ Thái, đưa lên các văn bản cổ tinh hoa văn hóa Thái, cho tải về các phần mềm và phông chữ Thái phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tra cứu về chữ Thái http://www.huesoft.com.vn/chuthaivietnam.
Trang từ điển chữ Thái trực tuyến tuy giao diện khá đơn giản nhưng đã tiếp thu được những công nghệ tiên tiến như sử dụng Hibernate, Ajax để tăng tốc độ truy cập, cho phép đoán từ ngay khi đang gõ. Hiện tại, trang Từ điển chữ Thái đặt tại địa chỉ http://sager-pc.cs.edu/~huesoft/thaiviet/.
Ông Phan Anh Dũng cho biết đây là công trình có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Dân tộc Thái ở Việt Nam đông thứ 3 sau người Kinh và Tày, là dân tộc thiểu số sớm có chữ viết riêng, từ thế kỷ XI. Hiện nay, công trình đã giành được sự tín nhiệm của người Thái ở Việt Nam, vì không chỉ thuần túy làm các công việc xử lý kỹ thuật mà nhóm đã đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu khá sâu vào văn hóa, chữ viết, ngữ pháp, chính tả... tiếng Thái. Đồng thời, các tác giả xây dựng được mối liên hệ hợp tác với các nhóm nghiên cứu người Thái như nhóm Lò Mai Cương, Cà Văn Chung ở Sơn La, nhóm Sầm Văn Bình ở Nghệ An...
Theo TTXVN, 2/2011
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
[Bài trích] Ứng dụng công nghệ thông tin xử lý chữ viết của dân tộc Thái ở Việt Nam

- Tục lệ cưới xin của người Tày Cao Bằng
- Tri thức địa phương của người Thái ở các xã biên giới Thanh Hóa
- Hình tượng điêu khắc ở chùa Khmer Nam bộ qua truyện kể dân gian
- Hát quan lang trong đám cưới người Tày ở Cao Bằng
- Phong tục cưới xin của người Sán Chí ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Nhạc cụ thiêng của đồng bào Tây Nguyên
- Nhà rông, biểu tượng tâm linh của người Gia Rai
- Người phụ nữ và xã hội mẫu hệ trong sử thi Tây Nguyên
- Món ăn trong Lễ hội: Nét văn hóa đặc sắc của người Tà Ôi
- Mảnh hồn Chàm
- Lễ xé pang ả của người Kháng Điện Biên
- Lễ nhập KÚT (DĂNK BATALANG TAMƯ¬ KUT) của người Chăm Bàlamôn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment