VĂN HOÁ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI KỲ CỔ ĐẠI Ở TRUNG QUỐC
Thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc là thời kỳ trước khi hình thành nên 3 triều đại (Hạ, Thương, Chu). Trong thời kỳ này, xã hội và con người vẫn còn rất lạc hậu. Chế độ hôn nhân và gia đình chủ yếu có hai đặc điểm là hôn nhân bầy đàn theo huyết thống và hôn nhân biết mẹ không biết cha (tức là kiểu hôn nhân chung chồng). Bài viết tập trung phân tích để làm rõ hai đặc điểm này.
THÁP CHĂM YANG PRONG VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC VĂN HÓA
Tháp Yang Prong được người Chăm xây dựng ở Đăk Lăk từ thế kỷ XVIII. Sau đó người Chăm vắng bóng trên mảnh đất này. Hiện tượng được gọi là “xâm thực văn hóa” bắt đầu. Cư dân địa phương (người Mnông, Ê Đê, phần đông là Gia Rai, gần đây là người Kinh) đặt niềm tin và hành lễ tại tháp theo kiểu riêng của mình. Bản chất tín ngưỡng Chăm hầu như không còn nữa. Sự xâm thực văn hóa có cả mặt tích cực và tiêu cực. Cần phát huy mặt tích cực để duy trì “sự sống” của tháp.
NGHĨA TỪ NGUYÊN CỦA TỪ “VĂN HIẾN” QUA BỐI CẢNH TRI THỨC NHO GIÁO VIỆT NAM - TRUNG HOA
“Văn hiến” là khái niệm trước nay hay được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam thời Trung đại. Đây là một thuật ngữ của Nho gia có lẽ đã được sử dụng tại Việt Nam trong gần hai thiên niên kỷ qua. Mục đích của bài viết xuất phát từ quan niệm: khi nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực nào thì người nghiên cứu nên tự đặt mình vào bối cảnh thời đại cũng như bối cảnh tri thức của thời đại đó, tộc người đó. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn từ bên trong, tránh đi lối nhìn đã “hiện đại hóa” của đời sau. Chính vì vậy, bài viết sẽ khảo về từ nguyên của “văn hiến” để ngõ hầu lý giải được phần nào nội hàm của khái niệm này trong quá khứ từ đó góp phần vào việc nghiên cứu văn hiến nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung.
VIỆC ĐÁNH - GIÃ TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN, NGỌC LŨ
Trong xã hội đương đại, đã từng diễn ra cảnh đánh - giã trống đồng (cổ vật thời Hùng Vương). Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, trống đồng thời Hùng Vương là nhạc khí, có thể đem ra đánh - giã. Họ cũng tìm được những tư liệu lịch sử để chứng minh cho luận điểm này. Trong bài viết này, tác giả khẳng định trống đồng là vật linh thời Hùng Vương (Hùng Linh). Vì thế việc đánh - giã trống đồng là một sai lầm cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
SỰ THẬT LỊCH SỬ VỀ CHUYỆN LẠC LONG QUÂN GIÚP NGƯỜI VIỆT
Hình tượng Long Quân diệt quái vật, dạy dân, lấy vợ, chống giặc thực chất là những tiền đề lập quốc của người Việt cổ được “thu gọn” trong biểu tượng huyền thoại; Long Quân “báo mộng” cho Hùng Vương thứ sáu tìm người tài diệt giặc chính là một “dấu hiệu” về sự kết hợp quyền lực và tín ngưỡng của người Việt cổ. Còn việc Long Quân “sai” thần Kim Quy “giúp” Thục Phán, Lê Lợi cũng sử dụng biểu tượng Lạc Long Quân qua gươm Thuận Thiên để đánh bại quân xâm lược Minh là sự thu gọn quá trình đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thông quan đó, có thể thấy một mẫu số chung của văn hóa Việt là thường sử dụng thánh thần để tạo niềm tin và sức mạnh để giải quyết những vấn đề lớn lao của đất nước: lập quốc, chống ngoại xâm, ổn định dân tình, dân tâm khi xã hội đang biến chuyển.
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC Ở CAO BẰNG
Trang phục truyền thống trước hết là sản phẩm vật chất của lao động, đồng thời nó cũng là sản phẩm văn hóa, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ và nó luôn mang những sắc thái văn hóa độc đáo của các dân tộc. Mỗi dân tộc trong cộng đồng cư dân Cao Bằng có cách tạo hình trang trí và sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình. Đó là sự thể hiện một trình độ thẩm mỹ cao, một đời sống tâm hồn giàu chất mỹ cảm nguyên sơ mà phong phú, hòa quyện, chan hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Trang phục và những giá trị thẩm mỹ của nó đã góp phần đáng kể làm rạng rỡ thêm sắc thái văn hóa của các dân tộc ở đây. Trang phục có thể được xem là tiềm năng du lịch chính là ở sự độc đáovà tính chất thủ công của nó. Đó cũng là nét quyến rũ của du lịch các vùng, miền. Để bảo tồn các giá trị cũng như tính độc đáo của trang phục, cần có những dự án đầu tư,hỗ trợ cho sản xuất các sản phẩm trang phục truyền thống.
CẢI CÁCH THỂ CHẾ VĂN HÓA - YÊU CẦU CẤP THIẾT ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Để phát triển văn hóa, điều quan trọng nhất là phải cải cách thể chế văn hóa. Trước hết là đổi mới về tư tưởng, quan niệm về phát triển văn hóa mới; sau đó là kết hợp giữa phát triển sự nghiệp văn hóa công ích với phát triển các ngành kinh doanh văn hóa, đổi mới các thể chế văn hóa với đổi mới chính bản thân văn hóa.
DIỄN XƯỚNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ YÊN CƯ HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN
Hát lượn là một loại hình dân ca sinh hoạt rất phổ biến trong đời sống văn hóa của người Tày. Hát lượn có những hình thức diễn xướng khác nhau. Người Tày ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có lượn Slương. Nội dung chủ yếu của lượn Slương có hát tự do và hát theo lễ hội (thể thức). Theo thể thức, lượn Slương có nhiều thể và được hát theo nhiều chặng. Giá trị văn hóa của lượn Slương cần được bảo tồn và phát huy.
TỤC KIÊNG KỴ: PHỤ NỮ KHÔNG ĐƯỢC ĂN ỐC KHI MANG THAI
Phụ nữ các tộc người ở Việt Nam, kể cả người Việt có tục kiêng ăn ốc khi đang mang thai. Hiện tượng văn hóa này đã được các nhà nghiên cứu biết đến và cũng đã được lý giải rất nhiều lần. Cái gốc của sự lý giải xuất phát từ việc nhận thấy ốc là con vật có nhiều dãi, nhớt. Thông qua các dữ liệu của việc cúng mụ cho hài nhi của người Việt, tang ma của người Dao ở Ba Bể (Bắc Kạn), tang ma của người Nùng Phàn Slình (Thái Nguyên), tục đưa vong lên chùa của người Việt (Đồng Bằng Bắc Bộ), Bụt Ốc và di cốt hang Phìa Vài (Na Hang, Tuyên Quang),… hiện tượng kiêng ăn ốc khi đang mang thai của phụ nữ các tộc người nên được hiểu là: vì họ sợ sinh ra con không có mắt. Đó là cách lý giải dựa trên hai cơ sở: ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe (nhộng tằm, các con vật chết,…); ăn kiêng do tín ngưỡng quy định (kiêng ăn vật tổ, kiêng ăn ốc,…).
BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Là một xã ven đô, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội, Xuân Đỉnh có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự thay đổi trong tổ chức quản lý hành chính, trong không gian kiến trúc và cơ sở hạ tầng, thành phần dân cư, những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, ngành nghề…đã kéo theo những biến đổi về đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng như các sinh hoạt văn hoá ở bình diện cộng đồng, các giá trị truyền thống, các hoạt động tâm linh trong gia đình (nghi thức tang ma, tập tục như cúng giỗ tổ tiên, giỗ họ…) đang được phục hồi và ít nhiều có sự biến đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bài viết tập trung tìm hiểu sự biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở bình diện gia đình, họ tộc dưới sự tác động của quá trình phát triển đô thị tại xã Xuân Đỉnh hiện nay.
VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ KINH DOANH NGHỆ THUẬT TƯ NHÂN VỚI SÂN KHẤU XÃ HỘI HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Để có một sân khấu xã hội hóa tại TP. Hồ Chí Minh như hôm nay, vai trò của các cơ sở kinh doanh nghệ thuật tư nhân rất lớn. Thực hiện hoạt động xã hội hóa, nhiều nguồn lực xã hội bước đầu được huy động, phát huy được tiềm năng từ phía người dân cho phát triển các lĩnh vực này. Mô hình sân khấu tư nhân, xã hội hóa tại thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua đã tạo cho thành phố một dung mạo nghề nghiệp sắc nét, đa màu trong sự năng động tiếp cận với cuộc sống. Nghệ thuật sân khấu nước nhà cần phải có sự đổi mới trong tư duy, sáng tạo, trong tổ chức và biện pháp thực hiện. Tự đổi mới để tồn tại trong điều kiện hội nhập thế giới và kinh tế thị trường, là làm tăng thêm giá trị sáng tạo của sân khấu.
NGHỆ THUẬT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THẦN THOẠI
Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại này. Bài viết đề cập đến những điểm chung của các nhà nghiên cứu để từ đó nêu một định nghĩa đầy đủ hơn về thần thoại.
CỘT TRONG MỸ THUẬT CỔ ĐẠI
Cột là thành phần thẳng đứng của hệ thống đà lanh tô và của sơ đồ mặt tiền, hậu hay bên hông của công trình kiến trúc. Mặc dù đơn giản nhưng trong lịch sử mỹ thuật, cột đóng một vai trò quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của các nền văn minh. Các đơn bản kiến trúc cột trụ- dầm đỡ thời kỳ Đồ đá mới ở Stonehenge, phát triển thành những thức cột, những biến thể phức tạp ở hình dáng và ý nghĩa.
ĐÀO TẠO - NGHIỆP VỤ
VAI TRÒ VÀ NHỮNG YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ THƯ VIỆN THÔNG TIN TRONG KỶ NGUYÊN INTERNET
Internet từ khi ra đời đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có nghề thư viện thông tin. Trong bài viết này tác giả nêu sự phát triển của internet cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động thư viện thông tin từ đó xác định vai trò nổi bật của cán bộ thư viện trong xã hội thông tin và kỷ nguyên internet. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn hoạt động thư viện thông tin ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số phẩm chất và năng lực mà cán bộ thư viện nên có và gợi ý nhiệm vụ đặt ra cho các cơ sở đào tạo cán bộ thư viện thông tin hiện nay.
THÀNH CÔNG CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
Các hệ thống đào tạo trực tuyến với các ưu điểm như giúp người học tiết kiệm chi phí đi lại, dễ dàng tương tác với giáo viên, cập nhật thông tin mới nhất, không hạn chế về khoảng cách... đã và đang là xu hướng phát triển trong ngành giáo dục đào tạo. Đào tạo trực tuyến đã được triển khai ở một số trường Đại học và mang lại rất nhiều lợi ích cho người học.
NĂNG LỰC THẨM MỸ CỦA NHÀ BÁO
Hiện nay, trong đời sống nói chung, và ngay cả trong hoạt động sáng tạo báo chí nói riêng, có tình trạng con người ngày càng phai nhạt ý thức làm đẹp, quan tâm tới giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm do mình làm ra, mà chủ yếu chạy theo cái vụ lợi, giản tiện, tức thì. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoàn cảnh chiến tranh suốt mấy chục năm, cộng với đời sống vật chất thiếu thốn, công chúng không được trang bị một năng lực thẩm mỹ khả dĩ đủ để thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo theo cảm quan của Cái Đẹp. Ngay cả những người làm nghề chữ nghĩa, nhất là đội ngũ những người làm báo cũng không thoát ra được tình trạng chung này. Vấn đề ngày hôm nay, không chỉ đối với công chúng rộng rãi, mà sinh viên các trường đại học, nhất là sinh viên học nghề làm báo cần phải được trang bị một cách có bài bản năng lực cảm thụ và thưởng thức nghệ thuật. Chỉ có như vậy, năng lực thẩm mỹ của công chúng mới hy vọng dần được nâng cao. Trong đó, những nhà báo, những người học nghề làm báo phải được ưu tiên trang bị tốt năng lực thẩm mỹ, trước hết là năng lực cảm thụ và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, để từ đây, họ có thể sáng tạo tác phẩm báo chí ngày một chất lượng hơn.
ĐƯA NGHỆ THUẬT TUỒNG ĐẾN KHÁN GIẢ TRẺ
Phát triển khán giả thông qua hoạt động giáo dục nghệ thuật là nhu cầu cấp thiết, đồng thời là hướng đi đầy triển vọng đối với các tổ chức văn hóa nghệ thuật. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống dân tộc, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã và đang thể nghiệm chương trình giới thiệu nghệ thuật tuồng cho thế hệ trẻ tại các trường. Bài viết tập trung phân tích hoạt động giáo dục nghệ thuật của Nhà hát Tuồng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
ẤN PHẨM THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH
Ấn phẩm thông tin du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Bài viết này có mục đích hệ thống hóa, phân loại các ấn phẩm thông tin du lịch, đồng thời có những đánh giá sơ bộ về hệ thống các ấn phẩm thông tin du lịch nói chung và hệ thống ấn phẩm thông tin của ngành du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng trong việc sử dụng các ấn phẩm thông tin du lịch trong thời gian tới.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment