CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Chuyên đề Bộ công cụ dệt may của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

| | 0 nhận xét
Trong quy trình dệt vải và cắt may trang phục của người Mông ở Cát Cát có một công đoạn làm tăng độ bóng cho vải. Đó là công đoạn lăn vải. Đây không phải là một công đoạn chính, không có tác dụng làm hình thành nên miếng vải đen truyền thống mà chỉ nhằm trang trí cho một loại vải cổ truyền thường được dùng để may trang phục mặc ngoài (áo khoác) dùng để mặc đi chơi, mặc trong đám cưới, đám hội và mặc cho người chết. Bộ công cụ lăn vải của người Mông ở Cát Cát gồm có thớt lăn vải (changr đauk qưr ntuôx) và đá lăn vải (poz jez qưr ntuôx).

Thớt lăn vải giống thớt lăn sợi về chất liệu tạo thành, chỉ khác về kiểu dáng và kích thước. Thớt lăn vải được làm từ một nửa thân gỗ bổ dọc nên một mặt có dạng vồng tròn; mặt còn lại thì có dạng phẳng và được tạo chân. Chiều dài của thớt là 65 cm; ngang 40 cm; dầy 20 cm. Tại tâm điểm của mặt phẳng, người ta đo đều về hai bên - mỗi bên 6 cm và cũng tại tâm điểm ấy đo thẳng lên trên một góc 450 với chiều cao của đường đo này là 7 cm. Ba điểm đo rồi được đánh dấu ấy là điểm người ta căn để tạo chân thớt bằng cách khoét rỗng lõi, để lại hai rìa cạnh (hai chân). Lõi thớt được khoét theo dạng vồng lên trên. Bề rộng của lõi là 12 cm; cao 7 cm. Mỗi chân thớt rộng 4 cm. Mặt thớt dày 13 cm. Chân thớt có tác dụng làm cho thớt được vững chãi hơn, khi thao tác sẽ không bị ngả nghiêng do gặp đất lồi lõm.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel