Dân tộc Chăm đã nổi tiếng với nền văn minh Ấn Độ giáo rực rỡ. Đồng bào Chăm là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn hoà vào khối đại đoàn kết dân tộc trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Tháng 11 năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn “Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” của tác giả Ngô Thị Chính và Tạ Long (Viện Dân tộc học) dày 439 trang, khổ 14,5x20,5cm. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ đặc thù tộc người trong sự biến đổi và phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc Chăm, đặc biệt là người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, địa bàn sinh sống của gần 70% dân số tộc người này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cuốn sách chia thành 4 chương.
Chương I, nêu khái quát về điều kiện sinh thái và đặc trưng dân cư. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp của Ninh Thuận và Bình Thuận nói chung, của vùng Chăm nói riêng, đặc biệt là vùng tập trung đông người Chăm như Ninh Phước và Bắc Bình.
Chương II, đưa ra những yếu tố tộc người ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Tác giả điểm lại những biến đổi kinh tế ở người Chăm. Những biến đổi này được đối chiếu với những mặt ít biến đổi nhằm nêu bật ảnh hưởng của những yếu tố nội sinh của tộc người tới sự phát triển của dân tộc Chăm.
Chương III, tác động của những yếu tố tộc người tới sự vận động và biến đổi của xã hội Chăm. Sau khi trở thành thành viên của dân tộc Việt Nam, xã hội Chăm đã thay đổi về tổ chức hành chính cũng như về văn hoá theo mô hình chung của cả nước. Song, thiết chế xã hội truyền thống theo huyết thống cũng như tự quản của làng xóm và của từng tôn giáo vẫn vận hành theo tập quán riêng vốn có của nó.
Chương IV, nghiên cứu về sự biến đổi của các tôn giáo do ảnh hưởng của những nhân tố xã hội.
Chương V, phân tích những nhân tố chi phối quan hệ cộng đồng tộc người. Tính cộng đồng của dân tộc Chăm không chỉ được quan tâm và đặt ra đối với giai đoạn hiện nay mà với cả thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh. Cho nên nghiên cứu tính cộng đồng sẽ hữu ích cho việc xác định sự thống nhất văn hoá, cơ sở quan hệ cộng đồng của tộc người này.
Đặc biệt trong cuốn sách các tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Cơ quan soạn thảo: Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Tác giả: Ngô Thị Chính và Tạ Long
Năm xuất bản: 2007
Địa chỉ liên hệ: Viện Dân tộc học; Nhà xuất bản Khoa học xã hội
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment