CNĐT: Ths. Nguyễn Ngọc Luân
1. Mục tiêu
nghiên cứu
Tổng kết các bài học kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng
trong xây dựng NTM nhằm đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng NTM.
- Tổng quan một số lý luận về nguồn lực cộng đồng; các cơ
chế chính sách hiện hành về huy động sự tham gia của cộng đồng; tìm hiểu một số
bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về huy động sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển nông thôn.
- Tổng kết các bài học kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng
đồng trong chương trình thí điểm xây dựng NTM.
- Đề xuất cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng
cho chương trình xây dựng NTM ở Việt Nam .
2. Phương
pháp nghiên cứu
- Phương
pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương
pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
- Phương
pháp thống kê kinh tế
- Phương
pháp chuyên gia
- Phương
pháp PRA
- Phương
pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương
pháp so sánh
Nghiên cứu thực địa
Lựa chọn 4 tỉnh có xã thí điểm xây dựng NTM, mang tính đại
diện tương đối cho các vùng miền: Điện Biên , Nam Định, Quảng Nam , Kiên Giang.
Tại mỗi tỉnh lựa chọn, làm việc với các đơn vị sau:
- Trao đổi các nội dung liên quan với Ban chỉ đạo xây dựng
NTM tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện có xã thí điểm, Ban quản lý xây dựng NTM của
xã điểm, Ban quản lý xây dựng NTM của một xã lân cận với xã điểm.
- Phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở từng
xã điểm (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn
thanh niên)
- Phỏng vấn mỗi xã 4 trưởng thôn (hoặc bí thư) tại 8 xã lựa
chọn
- Tổ chức tại mỗi xã một buổi họp PRA với 25 hộ dân.
3. Nội dung
nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, nội dung nghiên cứu tập trung tìm
hiểu các bài học kinh nghiệm
huy động nguồn lực cộng đồng phục
vụ cho các hoạt động mang lại lợi ích chung của thôn, xã (không xét đến các hoạt động mang tính
cá nhân, hộ gia đình), bao gồm:
- Kinh nghiệm huy động sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng
cho việc xây dựng đề án, quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM.
- Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng hạ
tầng kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong tổ chức,
phát triển sản xuất
- Đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng NTM.
4. Kết quả
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trong đề tài này khẳng định lại vai trò
tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM là đặc biệt quan trọng, có tính quyết
định cho sự thành công đối với xây dựng NTM ở mỗi xã, mỗi địa phương.
Những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế cũng cho thấy
nếu phát huy tốt nguồn lực từ cộng đồng thì mới thực hiện được mục tiêu của xây
dựng NTM.
Xây dựng NTM gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung đều cần có sự
tham gia đóng góp của cộng đồng theo nhiều hình thức khác nhau. Thực tế nghiên
cứu tại 4 xã điểm cũng đã chỉ rõ cộng đồng đã góp vốn, góp sức, góp tài sản,
góp ý kiến của mình trong hầu hết các bước xây dựng NTM. Sự tham gia của cộng đồng
đã góp một phần quan trọng giúp các xã điểm dần dần hình thành những mô hình
NTM điển hình, đáp ứng mục tiêu đặt ra trong Đề án thí điểm của Ban bí thư
Một số bài học kinh nghiệm đúc rút được:
- Cần thực hiện tốt các công việc sau: tuyên truyền, vận động,
nâng cao nhận thức; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; thực hiện tốt vai
trò cán bộ, đoàn thể, người lãnh đạo; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở; lựa chọn
ưu tiên trong xây dựng NTM; huy động sự tham gia của dân dựa theo đặc điểm văn
hoá, tín ngưỡng.
- Khi xây dựng kế hoạch xây dựng NTM, cần xác định rõ khả
năng của cộng đồng, các nguồn lực của cộng đồng, mức độ nhận thức, đặc điểm văn
hoá, tín ngưỡng của cộng đồng.
- Về các nguồn lực của cộng đồng,việc huy động đóng góp bằng
tiền hay tài sản nhất là hiến đất hay huy động bằng lao động cần có cách vận động
khéo léo, thuyết phục được sự đồng tình của dân. Việc huy động sự tham gia ý kiến,
cần cụ thể từng vấn đề để người dân hiểu thì họ mới góp ý được, không thể chỉ
là đọc lại văn bản, đề án mà người dân có thể đưa ra ý kiến của mình.
- Về các nội dung xây dựng NTM, kết quả nghiên cứu thể hiện
rõ nét nhất sự tham gia của cộng đồng cho xây dựng CSHT.
- Về cơ chế chính sách, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định
về sự tham gia của người dân nhưng chưa đầy đủ và chưa cụ thể.
No comments:
Post a Comment