CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu gai hại ngô ở Cao Bằng

| | 0 nhận xét
Chủ nhiệm đề tài: Ks Nguyễn Thị Tân
Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ Thực vật Cao Bằng
Thời gian thực hiện:1996 - 1997

I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, Cây lương thực chủ yếu là cây ngô và lúa. Nhiều huyện do địa hình đồi núi và núi đá nên diện tích giành cho trồng ngô là chủ yếu. Trong mấy năm gần đây cùng với việc mở rộng diện tích trồng ngô, diện tích ngô đông xuân xuất hiện một loại sâu gai, và đang trở thành đối tượng gây hại chủ yếu đối với cây trồng này.
Loài sâu gai này tại Cao Bằng chưa có điều kiện nghiên cứu chúng như đặc điểm sinh học, qui luật phát sinh và biện pháp phòng trừ chúng. Đó là một đòi hỏi cần có biện pháp giải quyết của người sản xuất.
II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Điều tra cơ bản, thu thập mẫu sâu tại vùng bị dịch tại huyện Quảng Hoà.
2. Nuôi sâu trong lồng lưới để theo dõi đặc điểm sinh học, số trứng đẻ, vòng đời lứa sâu,… nghiên cứu tại Chi cục bảo vệ thực vật Cao Bằng.
3. Điều tra cơ bản diễn biến mật độ quần thể sau gai trên đồng ruộng.
4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu gai hại ngô.
a) Thí nghiệm cắt lá: Thiết hại giả tạo sâu hại lá.
b) Bón phân NPK cân đối.
c) Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hoá học đối với sâu gai ngô.
III - KẾT QUẢ 
1. Nghiên cứu qui luật phát sinh sâu gai hại ngô
- Sâu gai hại ngô có tên khoa học là: Đactylaspa lameyiuhman
- Thuộc bộ cánh cứng: Colcooptena
- Họ sâu gai: Hispidas
2. Đặc điểm bên ngoài sâu gai ngô
- Trưởng thành cánh cứng màu đen, trên mặt cánh có rất nhiều gai nhọn, đầu và thân màu nâu đỏ, mảnh sau đầu có đôi gai đơn và 4 đôi gai kép. Con trưởng thành dài từ 5 đến 6 mm.
- Sâu non: Màu trắng dục, mình hơi dẹp, hai bên thân có nhiều mấu lồi.
- Nhộng: Lúc mới hoá nhộng có màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu vàng nâu, sắp vũ hoá nhộng có màu nâu sẫm.
3. Đặc điểm sinh học và gây hại
a) Trưởng thành: Vũ hoá vào buổi sáng, chúng ăn diệp lục lá, theo phiến lá để lại một lớp biểu bì màu trắng. Khi có vết ăn bị lan rộng làm lá khô trắng, cây mất khả năng quang hợp.
b) Sâu non: Sinh sống giữa hai lớp biểu bì của lá, chúng ăn phần diệp lục chỉ để lại 2 lớp biểu bì rộp trắng. Khi mật độ sâu cao, chúng phá hoại càng lớn, ăn lớp biểu bì làm lá rộp trắng, làm cây mất khả năng quang hợp.
c) Nhộng: Khi sâu non đẫy sức, chúng hoá nhộng ngay tại chỗ và tồn tại ở đó cho đến giai đoạn nhộng.
d) Khả năng đẻ trứng của sâu gai
Trung bình 142 – 154 quả/con: Trứng đẻ với từng quả trên mặt lá và có một lớp keo phát sinh 2 lứa chính.
- Lứa 1: Cuối tháng 4 đầu tháng 5 sau non rộ từ 25/4 đến 15/5. Gây hại ngô từ 4 – 15 lá.
- Lứa 2: Sâu phát sinh trong tháng 6 đầu tháng 7, sâu non rộ trong tháng 6. Sâu hại trên ngô cho đến thời kỳ thu hoạch.
4. Điều tra diễn biến mật độ sâu gai trên ngô đông xuân
Trước vụ ngô đông xuân sâu gai sinh sống trên cỏ dại, mật độ 2 – 3 con/cm2.
Đến vụ đông xuân khi lá ngô đã phát triển tương đối thành thục từ 3 – 4 lá sâu gai bắt đầu chuyển đến gây thiệt hại, sau đó mật độ tăng dần, chúng tiến hành giao phối đẻ trứng và sâu non lứa 1 xuất hiện.
Lứa 2 xuất hiện trong tháng 6 hại trên ngô quả non cho đến khi ngô đến kỳ thu hoạch.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel