Chủ nhiệm đề tài: Nông Đình Hai
Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 1999 - 2000
Cây thuốc lá là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày, ở
Cao Bằng, do điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi neen cây sinh trưởng và
phát triển, chất lượng thuốc lá tốt, tuy nhiên từ khi chuyển đổi nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, sản xuất thuốc lá đã giảm sút nghiêm trọng,
nguyên nhân là do các giống cũ lâu đời đã bị lẫn tạp, thoái hóa, không được đầu
tư kỹ thuật, dẫn đến năng suất, phân cấp và chất lượng thuốc lá không cao, công
tác thu mua sản phẩm không được quan tâm, giá cả bấp bênh, nên người dân đã
chuyển sang trồng các loại cây khác nhưng giá trị không cao. Xuất phát từ thực
tế trên, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ
KH&CN), Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Cao Bằng (nay là Sở
KH&CN), đã triển khai Dự án “xây dựng sản xuất thuốc lá giống mới chất lượng
cao phục vụ xuất khẩu tại Cao Bằng”.
II. Mục tiêu
+ Áp dụng triệt để các tiến bộ KHCN vào sản xuất, tăng năng
suất và chất lượng, nâng cao thu nhập cho người dân, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu ra nước ngoài và thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
+ Huấn luyện, đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ và nông dân 02
xã địa bàn thực hiện dự án thực hiện quy trình kỹ thuật trồng trọt, hái sấy,
phân cấp thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩn Quốc tế.
+ Xây dựng cụm lò sấy tập trung dùng than, thay củi, theo
thiết kế của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, áp dụng quy trình hái, sấy tiên tiến.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Xây dựng mô hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu có năng suất
cao, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu:
- Xây dựng mô hình qua 2 vụ thuốc lá vụ Xuân năm 1999 và vụ
Xuân 2000: Ban quản lý dự án đã tổ chức vận động được 294 hộ gia đình trong 2
xã tham gia thực hiện. Tổng diện tích qua 2 năm thực hiện xây dựng mô hình thuốc
lá là 46,8ha. Đưa 2 giống mới C.176 và K.326 vào sản xuất, kết quả 2 giống này
đều dễ chăm sóc, hái, sấy có nhiều thuận lợi, được nhân dân địa phương dùng làm
giống mới thay thế giống địa phương.
2. Kết quả về đào tạo, tập huấn, thăm quan kỹ thuật trồng trọt và
hái sấy thuốc lá nguyên liệu:
- Đã tiến hành biên soạn 4 giáo trình về: Trồng trọt; chăm
sóc, bón phân; bảo vệ thực vật; cách sấy cho thuốc là vàng; để phát cho các hộ
tham gia dự án là 800 bản, tập huấn giảng dạy cho 4 lượt người trong 2 vụ cho
các cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp Hòa An, Hà Quảng và các cán bộ khuyến
nông của 2 xã Nam Tuấn, Đào Ngạn trên 500 lượt người.
3. Kết quả về việc thực hiện xây dựng mô hình sấy tập trung áp dụng
quy trình tiên tiến trong hái, sấy thuốc lá mới năng suất cao:
- Dự án đã xây dựng được 4 lò sấy thuốc lá tập trung tại xã
Nam Tuấn và Đào Ngạn kích thước lò là: 3 x 7,5 x 5,7 m, công suất một mẻ ra lò
đạt 300 - 350 kg thuốc lá khô, thời gian mẻ sấy 170 - 180 giờ, ngoài ra còn xây
dựng tại mỗi lò sấy một lán phân loại thuốc lá với tổng diện tích 90m2.
- Công nghệ sấy mới với nguyên tắc sấy gián tiếp, đối lưu tự
nhiên, đường ống dẫn nhiệt bằng bê tông, có 3 hệ thống tận dụng nhiệt liệu nên
nhiên liệu tiêu tốn ít hơn, thuốc lá sau khi sấy có màu vàng cam. Qua đó thấy rằng
việc áp dụng KHCN vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao cho người dân trồng thuốc
lá, người nông dân có điều kiện học tập, nâng cao nhận thức và hiểu biết về kỹ
thuật thâm canh cây thuốc lá giống mới, tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc
làm cho người nông dân, sử dụng và phát huy tiềm năng đất đai của huyện Hòa An
và Hà Quảng vào phục vụ sản xuất hàng hóa có chất lượng./.
No comments:
Post a Comment