Chủ nhiệm đề tài: KS
Bế Thị Minh
Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y tỉnh Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 1998 – 1999
Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới để cải tạo
đàn bồ như sin hóa đàn bò và thực hiện một số chính sách mới về phát triển đàn
trâu, bò nên số lượng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh đã tăng lên rõ rệt. Tuy
nhiên do Cao Bằng có địa hình đa dạng, phức tạp, có vùng trũng và nhiều nahnsh
sông suối quanh năm có nước, là điều kiện thuận lợi cho các loại ốc sinh sôi nảy
nở, trong đó có 2 loại ốc ký chủ trung gian của bệnh sán lá gan (SLG) trâu bò,
bệnh thường nhiễm nặng ở trâu bò sữa và trâu bò cày kéo, gây thiệt hại nặng
trong sản xuất nông nghiệp.
II. Mục tiêu:
Xác
định tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan ở một số vùng đại diện cho các vùng sinh thái
khác nhau trong tỉnh
Thử
nghiệm hiệu lực thuốc xác định được loại thuốc tẩy thích hợp nhất, phù hợp với
điều kiện kinh tế của người dân.
III. Kết quả nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò:
Đề tài đã lựa chọn nghiên cứu tại 9 xã của 3 huyện trong tỉnh,
đây là các xã đại diện cho các tiểu vùng sinh thái khác nhau, như vùng đồng,
vùng đồi thấp và vùng núi đá vôi, kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở
trâu tại 3 huyện là 26,33%, nhiễm sán lá gan ở bò là 20,88%.
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở vùng đồng, vùng trũng cao hơn so với
các vùng khác, nhất là nhiễm ở trâu 30,82%, nguyên nhân do sự tồn tại và phát
triển của ký chủ trung gian là ốc nước ngọt. Các vùng đồi thấp và vùng núi đá
vôi có tỷ lệ nhiễm giao động từ 19,3 – 24,7%, số lượng bò có tỷ lệ nhiễm ít
hơn, do bò có thói quen tìm kiếm thức ăn chủ yếu là những vùng đồi cao. Nhìn
chung tỷ lệ nhiễm ở cả trâu và bò đều tăng dần theo vùng canh tác khác nhau từ
vùng núi đá vôi 20,9%, đến vùng đồi thấp 25,4% và vùng đồng trũng 30,1%.
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò đều có xu hướng tăng dần
theo lứa tuổi, thấp nhất là trâu, bò dưới 3 tuổi tỷ lệ nhiễm 11,8%, trâu, bò
trên 8 tuổi tỷ lệ nhiễm 32,8%, ở trâu, bò càng lớn tuổi có khả năng nhiễm bệnh
cao, do điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn và khả năng kháng bệnh thấp.
2. Kết quả thử nghiệm thuốc tẩy sán lá gan:
Thí nghiệm được bố trí 4 lô: lô 1 đối chứng, lô 2 tiêm
dovenix liều 4ml/100 kg trọng lượng, lô 3 uống fasionlin liều 100ml/1kg trọng
lượng, lô 4 uống fasinex liều 100ml/1kg trọng lượng. Kết quả cho thấy:
Đối với thuốc dovenix sau thời điểm 21 ngày tẩy không có
gia súc còn trứng sán, sau 5 và 8 tuần gia súc còn trứng sán giao động 2,5 –
5%, kết quả này cho thấy dovenix có hiệu lực tốt đối với sán thành thục và sán
trưởng thành, hiệu quả không triệt để đối với sán non 1-2 tuần tuổi.
Đối với thuốc fasionlin sau tẩy 3 tuần tỷ lệ gia súc còn
nhiễm sán trưởng thành tương đối cao 20%, thời điểm 5 và 8 tuần sau khi tẩy tỉ
lệ còn sán còn cao hơn 30 – 77% gần như thuốc chỉ giảm bớt số lượng sán trưởng
thành và càng không hiệu lực đối với sán non 2-5 tuần tuổi.
Đối với thuốc fasinex tỷ lệ gia súc còn trứng sán sau khi tẩy
21, 35, 56 ngày đều không có, như vậy hiệu lực của thuốc fasinex rất tốt đối với
cả sán trưởng thành và sán non.
No comments:
Post a Comment