CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Nghiên cứu một số vấn đề về chính sách dân số - KHHGĐ với các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu tỉnh Cao Bằng

| | 0 nhận xét
Chủ nhiệm đề tài: Dương Thị Minh Hiền
Đơn vị thực hiện: Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình
Thời gian thực hiện: 1994 - 1996

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách dân số hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều giải pháp nhằm đồng thời gây tác động tới sinh, tử và di cư sao cho đạt được mục tiêu mong muốn của chính phủ về dân số cũng như các mục tiêu khác của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Như vậy các chính sách dân số và chính sách phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở Việt Nam, các nội dung liên quan tới dân số cũng được đưa ra ở nhiều văn kiện khác nhau của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên do các quá trình dân số có những đặc trưng riêng biệt của nó nên nó phải đựơc quy định một cách khách quan vì vậy việc lập riêng các chính sách dân số là cần thiết. Điều cần quan tâm là cần phải tiến hành đồng bộ cả chính sách dân số và chính sách kinh tế - xã hội thì mới tránh được những xu hướng đối lập nhau. Do vậy việc nghiên cứu các chính sách dân số để phù hợp với các dân tộc Cao Bằng cần được tiến hành trên cơ sở khoa học để làm cơ sở cho chính sách dân số phù hợp với yêu cầu của tỉnh.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài được tiến hành theo phương pháp: Điều tra thu thập các số liệu phản ánh tình hình, tổng hợp phân tích đánh giá tổ chức hội thảo lấy ý kiến, kiến nghị.
Cuộc điều tra được tiến hành tại 2 xã:
Thành Công huyện Nguyên bình.
Cô Ba huyện Bảo Lạc.
- Thời điểm điều tra: ngày 01/7/1994, với các nội dung:
+ Dân số tại thời điểm 01/7/1994 và các biến động dân số (sinh, chết, di dân) trong 12 tháng trước thời điểm điều tra của toàn bộ dân số của 2 địa phương với 2 loại phiếu điều tra (dân số và hộ gia đình).
+ Một số tình hình cơ bản của hộ (sản xuất – thu nhập – đời sống) của ½ số hộ của 2 địa phương.
+ Một số kiến thức về DS – KHHGĐ: Thái độ của người dân đối với công tác KHHGĐ, cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Hai xã được chọn đáp ứng được một số yêu cầu nhất định về kinh tế xã hội và nhân khẩu học.
1. Điều kiện địa lý và hoạt động kinh tế.
Hai xã được chọn đều là 2 xã vùng cao của huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc. Hai xã này cơ sở hạ tầng rất nghèo nàn, không có đường ôtô đi lại, trường học, trạm xã, … đều là nhà tranh vách nứa lâu ngày không được sửa chữa, đường xã đi lại không thuận tiện – Điều kiện địa lý cùng với cơ sở hạ tầng nghèo nàn đã dẫn tới sự khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội  và văn hoá giữa các vùng trong tỉnh.
Diện tích đất canh tác rất thấp, đồng bào có tập quán phá rừng làm nương rẫy do đó đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của từng gia đình nông dân – điều này cũng có thể ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện KHHGĐ của dân cư trong vùng (do sức ép về đất đai để sản xuất).
2. Đặc điểm dân cư:
Nhóm dân tộc chính của khu vực là dân tộc Nùng và Dao chiếm trên 80%    
Tổng số hộ điều tra 867 hộ (yêu cầu của đề tài là 400 hộ) với 5.459 nhân khẩu.
Dân số nữ 2.848 người chiếm 52,17 %.
Dân số từ 6 tuổi trở lên 4.303 người chiếm 78,82 % tổng số dân. Trong đó mù chữ 2.925 người chiếm 67,97 % số người từ 6 tuổi trở lên.
3. Dân số và kế hoạch hoá gia đình:
Trong những năm gần đây công tác DS – KHHGĐ đã được mở rộng và củng cố đến cấp cơ sở, thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ 1993 – 1995 của chiến lược DS – KHHGĐ là thiết lập mạng lưới DS – KHHGĐ đến cơ sở mỗi cộng tác viên phụ trách một cụm dân cư (thôn xóm, bản, tổ khu phố) với khoảng trên dưới 100 hộ gia đình.
4. Điều tra về tình hình chung của hộ:
Tổng số hộ điều tra 867 hộ, số hộ được chọn để trả lời “ phiếu phỏng vấn hộ gia đình” là 430 hộ.
Kết quả điều tra hộ gia đình như sau:
+ Thu nhập dưới 200.000 đ/năm: 31,2 %
+ Thu nhập từ 200.000 – 500.000 đ/năm: 50,8 %
+ Thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đ/năm: 15,1 %
+ Chi cho văn hoá, y tế, giáo dục:
- Chi cho y tế: 27,68% số hộ có mức chi cao hơn so với mức trung bình xã.
                    72,31 % số hộ có mức chi thấp.
- Chi cho giáo dục: 16,96 % số hộ có mức chi cao
                          83,06 % số hộ có mức chi thấp.
- Sinh hoạt văn hoá:
  Số hộ có nghe đài: 38,1%
  Số hộ không nghe đài bao giờ: 61,9 %
- Số hộ không có đủ chăm màn quần áo chiếm 78,8 %
- Vay nợ để cưới xin, ma chay:
  Số hộ có vay nợ: 43,3 %
Từ kết quả điều tra trên đây cho thấy mức sống của dân cư trong khu vực còn thấp kém. Số hộ có thu nhập bình quân 1 năm dưới 500.000đ chiếm phần lớn (82%), số hộ có thu nhập trên 500.000đ/năm chỉ chiếm 18%.
Mức hưởng thụ văn hoá, giáo dục rất thấp 2/3 số hộ không bao giờ được đọc báo nghe đài. Số hộ có người ốm đau không có thuốc chiếm 58 % số hộ trong đó không có tiền mua thuốc chiếm 88,2 %, có tiền không có thuốc để mua 11,8 %./.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel